AVS - Đo cân nặng trong thai kì

Nhiều bà bầu băn khoăn, tăng cân thế nào là hợp lí và ăn gì để mẹ con đều khỏe?
Nếu bạn nhận được lời khuyên rằng, ăn càng nhiều càng tốt, càng bổ trong thai kì thì bạn nên suy nghĩ lại. Các chuyên gia trong lĩnh vực thai sản cho biết, bạn không cần thường xuyên tăng lượng calo bạn hấp thụ trong 6 tháng đầu tiên và những ngày tiếp theo cũng chỉ nên hấp thu 200calo/ngày.

Nếu bạn tăng cân quá mức so với quy định thì bạn có thể gặp một vài rắc rối như huyết áp cao, sinh non… Nhưng cũng không thể ăn uống quá nghèo dinh dưỡng, không đủ chất cho thai nhi hấp thụ.




Vậy, kiểm soát cân nặng của bạn như thế nào?

Trước khi quyết định, bạn nên tăng bao nhiêu cân thì bác sĩ hoặc chuyên gia thai sản sẽ đo chỉ số cơ thể của bạn (BMI) dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn. Theo đó, chỉ số BMI thông thường là từ 20-25.

Bác sĩ sẽ xem bạn nên tăng bao nhiêu cân dựa vào chỉ số BMI đó.

Số cân bạn tăng trong từng tháng, từng tuần cũng không đều đặn. Ví dụ, một phụ nữ mang thai có chỉ số BMI bình thường, có thể tăng khoảng 1.8kg trong 12 tuần đầu, sau đó tăng 0.5 cho mỗi tuần trong 3 tháng đầu (5.5-6.4kg/3 tháng) và tăng 4.6kg cho 12 tuần cuối cùng. Đây là những con số ước lệ và sự tăng cân ở mỗi người phụ nữ là khác nhau.

Tăng như thế nào là bình thường?

Thông thường, tổng số cân nặng nên tăng là khoảng 9-16kg nhưng còn dựa vào việc bạn có bị béo phì hay không hoặc bạn quá gầy.




Thai nhi và cơ thể bạn cần gì?

Trong thời gian mang thai, bé yêu hấp thụ những gì bé cần từ thức ăn bạn ăn và từ dinh dưỡng, vitamin bạn dự trữ trong cơ thể.

Những nhóm thực phẩm cần có là:
  • Tinh bột: Ngũ cốc thô và các sản phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì, bún, miến, mì sợi, bột ngũ cốc dinh dưỡng…
  • Protein: Thịt đỏ (trừ gan), cá, gia cầm, các hạt họ đậu.
  • Sữa: Các sản phẩm từ sữa, cần phải tiệt trùng trước khi uống.
  • Hoa quả và rau xanh: Đặc biệt là các loại rau lá xanh và các loại quả chứa sắt.
  • Chất béo, đường: Hạn chế các chất ít calo và thay vì các chất khác.
Những lo lắng có thể xảy ra

Bạn bị béo phì

Nếu bạn bị béo phì, tim hoạt động khó khăn hơn và dẫn tới một số vấn đề khác. Có bằng chứng cho thấy nếu bạn béo phì, huyết áp sẽ tăng, tiền sản giật hoặc tiểu đường. Việc sinh bé sẽ khó khăn và có thể phải sinh mổ.

Thiếu cân nặng

Không ăn đủ thức ăn và hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, bé sẽ thiếu cân, yếu ớt khi sinh ra. Điều này ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bé.

Cân nặng từng cơ quan cho một phụ nữ có chỉ số BMI bình thường

Thai nhi: 3.4kg

Nhau thai: 0.68kg

Dịch tăng: 1.36kg

Máu tăng: 1.25kg

Nước ối: 0.8kg

Tử cung: 0.9kg

Chất béo: 3.18kg

Ngực tăng: 0.5kg

Tổng cân nặng: 12.02kg

Trên đây chỉ là những con số ước lượng cho một người có chỉ số cơ thể bình thường.

Theo Xinhxinh


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2138 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm