Khi cha mẹ nói những điều không hay, bé sẽ mất tự tin và trở nên buồn bã. Nguy hiểm hơn, bé sẽ không biết hành động sao cho đúng vì cha mẹ thiếu chỉ dẫn khách quan với con.
1. “Mẹ đã bảo con rồi” Khi nghe được câu này, bé sẽ bị mất tự tin vì mọi điều bé làm đều mắc lỗi và không theo ý mẹ.
2. “Khi bằng tuổi con, mẹ không bao giờ…” Câu này được khá nhiều phụ huynh ưa chuộng và áp dụng với các bé ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mục đích của nó chỉ nhàm áp đặt bé theo đúng cách cha mẹ đã hoạch định (mà không thừa nhận, ngày xưa của mẹ khác với ngày nay của bé).
3. “Vì mẹ muốn thế” Một câu chứng tỏ tính bảo thủ, gia trưởng của cha mẹ, buộc bé phải thực hiện mà không được có ý kiến riêng. Sau này, khi đã đủ nhận thức, có thể bé sẽ tìm cách ngấm ngầm chống đối cha mẹ.
4. “Sao con không được như anh (chị, em) của con?” Với lời than vãn này, bạn thực sự không thích con người thật của bé mà muốn bé phải hành động như người khác (anh, chị, em). Kết quả, bé cảm thấy chán nản, tự ti và không yêu thương anh (chị, em) của mình nữa.
5. “Nếu không làm theo lời mẹ, mẹ sẽ mặc kệ con” Cho dù đó chỉ là một lời trêu đùa thì cha mẹ cũng không nên nói như vậy. Câu nói này có thể ám ảnh và khiến bé gặp ác mộng lúc ngủ. Nếu bé liên tục nghe được câu dọa này, bé sẽ thực sự hoảng sợ và càng hành động sai nhiều hơn.
6. “Con thật ngu dốt” Câu phê bình làm bé bị tổn thương sâu sắc và bé có thể phản ứng bằng cách nói nhại cụm từ “ngu dốt” với bạn chơi, anh (chị, em) trong nhà…
7. “Im đi” Không ít bậc cha mẹ ném thẳng vào mặt con câu nói đó và gây cho bé vết thương lớn trong tâm hồn. Nó cũng là nguyên nhân khiến bé ngang ngạnh hoặc hậm hực.
8. “Còn đánh nhau là mẹ vứt tất cả ra ngoài đường đấy” Cãi cọ, tranh giành là một phần trong sự phát triển của các bé. Nó cũng là cách để bé thực hành kỹ năng xã hội, gần gũi với các bé khác, cho dù đó là chuyện đánh, cắn lẫn nhau. Cha mẹ nên tìm cách dàn xếp các vụ tranh giành của con thay vì can thiệp thái quá.
Theo Phương Thảo
Mẹ và b