Chức năng chính của tuyến tiền liệt (TTL) ở các quý ông là sản xuất tinh dịch, giúp cho việc nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng, bởi vậy chúng ta có thể coi bộ phận này như một "bảo bối của tình yêu".
Dấu hiệu "bảo bối" trục trặc
Khi tuyến tiền liệt bị viêm có thể gây ra những triệu chứng như luôn buồn tiểu, hay đi đái dắt, buốt, rát, thường kèm theo đau cả vùng chậu nhỏ, bẹn và vùng dưới thắt lưng.
Type1: Viêm nhiễm khuẩn cấp
Triệu chứng thường xuất hiện bất ngờ, bao gồm sốt và rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh trùng có máu, đau khi xuất tinh.
Viêm TTL cấp là một bệnh nghiêm trọng, cần phải đi viện điều trị kịp thời.
Type 2: Viêm nhiễm khuẩn mãn tính
Triệu chứng gần giống như viêm cấp, nhưng phát triển chậm hơn và không nguy hiểm bằng viêm cấp. Viêm TTL mãn chỉ sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát.
Type3: Viêm TTL mãn không nhiễm khuẩn
Đây là loại phổ biến nhất. Nói chung các biểu hiện và triệu chứng của dạng này giống với Type 2, nhưng bệnh nhân hầu như không bị sốt.
Type 4: Viêm TTL không có triệu chứng - không cần xử lý
Tuy nhiên sự khác nhau chính là không thấy vi khuẩn khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của TTL có khi có mủ trong nước tiểu... Các vấn đề về TTL thường gặp ở những quí ông có tuổi, (đặc biệt từ 60 tuổi trở lên), bệnh có thể xuất hiện cả người dưới 40 và rất dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn nếu như: Viêm hoặc nhiễm khuẩn TTL bị sưng chèn ép ống niệu đạo; mới bị viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu; phải đặt ống xông; đang đi tiểu lại đột ngột dừng; làm những nghề có chấn động hoặc rung nhiều; lắc hoặc đi xe đạp liên tục.
Điều trị
Điều trị viêm TTL không đơn giản nhưng bằng những biện pháp xử lý khác nhau và nếu biết cách tự chăm sóc, người bệnh có thể khống chế và giảm bớt triệu chứng.
Người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: Thuốc vật lý trị liệu và phải phẫu thuật nếu cần thiết.
Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm TTL mãn kháng thuốc hơn, vì vậy phải điều trị lâu hơn, có khi phải điều trị kháng sinh từ 6 đến 12 tuần.
Các loại thuốc dùng cho người bệnh khó đi tiểu có thể giúp giãn cổ bàng quang và các thớ cơ nơi TTL tiếp giáp với bàng quang, làm dễ tiểu tiện hơn và nhanh chóng giảm tải cho bàng quang.
Vật lý trị liệu
Những bài tập và kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh TTL.
Tập thể dục: Nằm duỗi thẳng và thư giãn, đôi khi có thể kê thêm chiếc gối ấm để làm cho cơ mềm hơn.
Tắm ngồi: pLà cách tắm chỉ ngâm nửa người dưới của cơ thể vào nước nóng, sẽ làm giảm đau và thư giãn cơ bụng dưới.
Xoa bóp: Một số người khi xoa bóp đã giảm được xung huyết, thông mạch, nhờ đó bệnh có đỡ.
Tự chăm sóc: Uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều, hoạt động tình dục điều độ, đi xe đạp nên dùng loại yên giảm xóc để giảm chấn động lên TTL.
--------------------------------------------------