mang thai đôi khi có thể là một điều khá khó khăn với một số phụ nữ. Nếu như với nhiều chị em, việc mang thai và sinh con là điều đương nhiên thì với một số chị em, đó là là việc khá phức tạp, chị em phải làm mọi biện pháp khác nhau để cố gắng giữ và bảo vệ em bé an toàn.
Một trong những việc quan trọng cần làm trước khi mang thai là phải kiểm tra để chẩn đoán một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng âm đạo. Vì theo các bác sĩ sản khoa, nhiễm trùng âm đạo có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sẩy thai.
Nhiễm khuẩn âm đạo đã từ lâu đã được cho là có liên quan đến nguyên nhâ sẩy thai ở phụ nữ. Nhưng điều này có thực sự đúng không? Nếu đúng, thì có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Chị em hãy tham khảo những điều dưới đây.
Vi khuẩn âm đạo và ảnh hưởng của nó gây sẩy thai
Một thực tế là chị em khi mang bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm "vùng kín" do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Nếu không giữ cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm có thể chuyển thành nhiễm khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh nhiễm trùng, có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và luôn lo lắng, nhất là trong thời điểm mang thai.
Về mặt kỹ thuật, em bé ra ngoài trước tuần thứ 20 thì được gọi là sẩy thai, còn sau tuần thứ 24 thì gọi là sinh non. Mối liên hệ giữa sinh non và viêm âm đạo là do vi khuẩn. Trong kì mang thai, vi khuẩn tăng lên nhanh chóng, nhất là nếu chị em bị vi khuẩn BV (Bacterial Vaginosis) có thể ảnh hưởng đến kì sinh nở. Các vi khuẩn từ âm đạo có thể xâm nhập vào nước ối và nhau thai, có thể làm cho em bé "ra" sớm hơn.
Các nghiên cứu về mối liên quan giữa viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) và sẩy thai cho thấy, nhiễm trùng thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai (từ 13 đến tuần thứ mười chín) của thai kỳ. Tuy nhiên, ba tháng đầu của thai kỳ dường như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sẽ là tốt nhất nếu bạn thường xuyên khám phụ khoa, kể cả khi không thấy các dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo.
Viêm âm đạo do vi khuẩn sẽ gây hại cho thai nhi nếu không được chẩn đoán và không được điều trị. Phát hiện sớm viêm nhiễm có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai. Nhiễm trùng âm đạo do BV có thể được điều trị hiệu quả. Nếu được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh an toàn cho cả mẹ và em bé.
Một số biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo trong kì mang thai
- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước nóng, mặc quần jean và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.
- Tránh mặc các đồ bó sát.
- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín, vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
- Khi đi vệ sinh, phải vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.
- Không dùng chất khử mùi và nếu đi bơi thì hãy luôn giặt sạch và phơi khô sau khi bơi xong.
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nước.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ.
--------------------------------------------------