Bệnh trầm cảm: Hãy tự “chùng” nhịp sống căng thẳng lại!

Chúng ta vẫn thường chú ý đến các bệnh thuộc sức khoẻ thể chất mà nhiều khi quên mất sức khoẻ tâm thần, trong đó nhiều nhất là bệnh trầm cảm. Và chính vì thế, người bị trầm cảm đã không được điều trị đúng lúc, đúng cách, gây hậu quả lớn cho bản thân và cả những người xung quanh.

Cuộc trao đổi giữa phóng viên báo Khuyến học & Dân trí với Thạc sĩ y tế công cộng Nguyễn Trọng Quỳnh, bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, bệnh viện Tâm thần Ban ngày sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin cần thiết về bệnh này.

 


Bác sĩ có thể kể một vài ví dụ điển hình về áp lực gây nên bệnh này?

Nếu ở trẻ em thì đó là các trường hợp chịu áp lực học tập quá lớn. Có thể là những em được bố mẹ, gia đình bắt học ngày, học đêm để bằng mọi giá phải thi đỗ vào đại học. Nhưng rốt cuộc là không những thi trượt ở trường được gia đình cho là là tốt nhất, danh giá nhất, mà còn xa mới đủ điểm vào các trường theo nguyện tiếp sau.


Với những người đàn ông trưởng thành thì trầm cảm có thể xuất hiện khi họ không đạt được vị trí xã hội, sự nghiệp như mong muốn sau một thời gian dài nỗ lực theo nhiều cách, hay sau hàng loạt thất bại trong công việc, hoặc đơn giản chỉ là không kiếm đủ tiền nuôi vợ con. Còn ở phụ nữ thì trầm cảm thường xuất hiện nhất là sau khi sinh nở.


Vậy có khi nào người ta nhầm lẫn giữa trầm cảm với các biểu hiện chán nản, các trạng thái tinh thần buồn bã thông thường khác không?

6 tháng mới điều trị thành công bệnh trầm cảm
- Trong các bệnh tâm thần, có 20 - 25%là người bị trầm cảm.
- phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn gấp 3 lần nam giới do cấu trúc hệ thần kinh, định kiến xã hội và công việc.
- Để điều trị trầm cảm thành công, mất ít nhất 6 tháng.
- Nếu được điều trị đúng lúc, đầy đủ, có sự hỗ trợ của người thân, bạn bè, gần 100% người bị trầm cảm có tiến triển rất tốt và khả năng phục hồi hoàn toàn là 60 - 70%.
Rất dễ nhầm lẫn và ranh giới khó phân định. Vì nhiều khi một người rất thân thiết mất đi, ta có thể buồn nhớ suốt trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời, nhưng đó không phải là trầm cảm. Hay một cô gái, một chàng trai yêu mà không được đáp lại, mất ăn mất ngủ, trong tâm trí luôn tưởng nhớ và không sao xoá nổi hình ảnh người mình thầm yêu. Đó cũng chưa phải là trầm cảm.


Vậy như thế nào mới coi là đã bị bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là bệnh của sức khoẻ tâm thần, do những rối loạn, sang chấn tinh thần gây nên. Có ít nhất 5 trong số 10 triệu chứng sau đây cùng xuất hiện liên tục trong 2 tuần thì bị coi là trầm cảm:


-         Trạng thái trầm buồn, chán nản mọi thứ, lo âu và thấy “trống rỗng”.

-         Mệt mỏi, mất năng lượng.

-         Sự quan tâm, thích thú đến những vật, những công việc, hoạt động yêu thích trước đây giảm đi rõ rệt.

-         Không thích giao tiếp, không cảm thấy tin tưởng vào bất cứ ai.

-         Rối loạn lưỡng cực: lúc vui, kích thích hưng phấn quá độ, lúc buồn, tuyệt vọng cực độ, vô vọng, bi quan.

-         Kém tập trung, khả năng suy nghĩ, chú ý gần như không có.

-         Tự thấy giảm hoặc mất giá trị của bản thân, nghĩa là thấy mình hoàn toàn vô dụng. Có khi cảm thấy tội lỗi quá mức, thậm chí hoang tưởng về lỗi lầm của mình.

-         Chán ăn, giảm cân nhanh chóng hoặc ngược lại, luôn thấy thèm ăn, ăn uống vô độ, không kiềm chế, dẫn đến tăng cân đột ngột.

-         Mất ngủ triền miên hoặc ngủ li bì.

-         Có ý định tự sát hoặc nghĩ đến cái chết tái diễn nhiều lần.


Điều đáng ngại nhất với bệnh nhân trầm cảm là gì, thưa bác sĩ?

Đó là sự thiếu quan tâm, thờ ơ và không hiểu biết của những người xung quanh. Trầm cảm thậm chí còn được xếp vào các bệnh xã hội do người bệnh thường chống đối, phủ nhận, không coi mình bị bệnh. Nếu lúc đó, bạn bè, người thân, những người sống xung quanh không biết để theo dõi sát, động viên đi khám, điều trị thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.


Nhẹ thì người bệnh không thiết gì, giảm hay mất khả năng làm việc, học tập. Nặng hơn thì ảnh hưởng lớn đến người thân, cộng đồng, tuỳ vào vị trí của người bệnh trong gia đình và xã hội. Hậu quả lớn nhất của trầm cảm là gây chết người (trong trường hợp người mẹ sau sinh bị trầm cảm, lơ đãng có thể khiến con gặp tai nạn đáng tiếc); hoặc người bệnh tự sát.


Người bị trầm cảm có thể tự phục hồi được không?

Những người trong gia đình, đồng nghiệp cùng cơ quan, bà con xóm giềng phải luôn ở bên người bệnh, tạo môi trường, cơ hội để người bệnh tham gia các hoạt động chung, tạo dần hứng thú vào một việc cụ thể nào đó.


Cũng phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu để loại trừ, đồng thời khích lệ người bệnh cảm thấy tự tin hơn vào bản thân. Và phải động viên người bệnh đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được uống thuốc và được dùng các liệu pháp tâm lý để chữa trị.


Ngoài ra, phải lưu ý không được cho người bệnh tự sử dụng phương tiện giao thông, không để người bệnh ngủ một mình trong phòng, không để phụ nữ sau sinh bị trầm cảm ở một mình với con. Nếu được như vậy, người bệnh có thể tự phục hồi.


Xin cảm ơn bác sĩ!

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2955 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm