Việc nói lời xin lỗi có thể khuyến khích suy nghĩ tích cực ở phía người yêu của bạn và chắc chắn là một phần rất quan trọng các mối quan hệ.
"Anh/Em xin lỗi" - đây là câu nói có sức mạnh tuyệt vời. Việc không nói xin lỗi có thể giết chết một mối quan hệ. Nhưng nói xin lỗi một cách giả dối lại dễ đầu độc một tình yêu tinh khiết. Và nói lời xin lỗi không lọt tai có thể khiến đối phương cảm thấy như một câu móc máy.
Tuy nhiên, một lời xin lỗi sẽ chẳng là gì nếu không có sự tha thứ. Vậy liệu tha thứ có phải là một điều kiện của tình yêu? Nếu bạn không thể chấp nhận một lời xin lỗi, liệu chăng nó hàm ý mối quan hệ của bạn đã kết thúc?
Một nghiên cứu mới từ Đại học Stanford, được công bố trên Tạp chí các mối quan hệ xã hội, nhằm mục đích trả lời cho những câu hỏi trên và nhiều phát hiện thú vị cho bất cứ ai đã từng phải nài nỉ hoặc tha thứ.
Từ nhật ký của 60 mối quan hệ ràng buộc được chia theo tỷ lệ của sự hài lòng, nhà tâm lý học xã hội Karina Schumann đã nhận thấy người nào hạnh phúc hơn trong tình yêu thì nhiều khả năng họ đã từng tha thứ và được tha thứ.
Tại sao ư?
Schumann đưa ra giả thuyết là bởi vì những người rất hài lòng với mối quan hệ của họ cảm nhận thấy lời xin lỗi của đối tác là "những biểu hiện hối hận chân thành" chứ không phải là lời nói thoáng qua không chân thực.
Trong khi đó, có một bài báo với tiêu đề "tình yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói lời xin lỗi?" đã khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Xin lỗi và tha thứ đều là nghệ thuật. Đôi khi, nghệ thuật ấy được lấy cảm hứng từ động cơ "đen tối" - một mong muốn để đánh lừa chứ không phải ăn năn - mà không làm suy giảm sự khéo léo, nhưng cũng cảnh báo trước những hệ quả không tích cực.
Nhưng từ một quan điểm rộng lượng và trung thực, nghệ thuật ở đây nên là quên đi cái tôi vì lợi ích của người khác. Đó là lời nói "Anh/Em xin lỗi" mà không kèm theo vế câu tiếp theo với từ "nhưng" và đòi hỏi sự tha thứ mà không có ý mong đợi được tha thứ.
Giống như bất kỳ nghệ thuật nào, nó cũng cần có thực tiễn và thời gian. Bởi như chúng ta biết, khả năng tự nhiên có thể đến theo một vài cách, nhưng tài năng thực sự có thể được cải thiện bằng cách ứng dụng thường xuyên.
Thật không may, chúng ta không được khuyến khích xin lỗi hoặc tha thứ. Dù sao, điều này cũng chưa hoàn toàn phù hợp. Trong khi đó, tha thứ được cho là một đặc ân.
Tất cả điều này xảy ra phần lớn là vì ngày nay, cái tôi sẵn sàng được kính trọng hơn là từ bỏ. Chúng ta được khuyên rằng hãy giữ lấy bản thân và chống lại sự tấn công từ những người khác. Chúng ta tập trung vào việc tăng cường sự tự tin bằng cách nâng cao lòng tự trọng, đặt "cái tôi" mang tính cá nhân lên trước.
Nói ngắn gọn, chúng ta đang sống trong môi trường có nhiều sự ích kỷ, không phải vị tha. Điều này tạo nên những lời xin lỗi vụng về và thậm chí là cả những người yêu vụng về.
Đối với nhiều mối quan hệ đang bị hủy hoại có phải bởi vì những người trong cuộc không thể làm điều này? Có bao nhiêu cơ hội trong tình yêu bị vuột mất chỉ vì một người không thể nói xin lỗi và người kia không thể tha thứ? Câu trả lời là rất nhiều, hãy tin tôi đi. Nhưng liệu tình yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói lời xin lỗi?
tình yêu đích thực đòi hỏi lòng vị tha thuần khiết nhưng đó là sự hoàn hảo lãng mạn. Nó là một cái gì đó có mục đích, chứ không phải là một yếu tố để lường trước kết quả. Việc nói xin lỗi có thể là một phần rất quan trọng và có giá trị trong một mối quan hệ khi nó khuyến khích suy nghĩ tích cực về tác động của hành vi mà bạn đã làm đối với người yêu của mình. Lời xin lỗi cũng là cái cớ để người bị tổn thương có thể tha thứ, điều có thể mang lại sự gần gũi hơn bao giờ hết cho một cặp vợ chồng. Tất cả chúng ta đều có thể phạm sai lầm. Nhưng khắc phục thế nào mới là điều quan trọng.