Môi trường xã hội xung quanh ta hàng ngày, hàng giờ tác động đến trẻ, cả những mặt tốt, tích cực và những mặt chưa tốt, tiêu cực. Nếu những tác động đó là tích cực thì khỏi phải nói. Nhưng nếu những tác động của trẻ mang tính tiêu cực, dù là rất nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó lại vô cùng lớn đến cách nhìn nhận, đánh giá của trẻ, thậm trí có thể phá hoại cả những niềm tin đạo đức, xoay ngược lại các giá trị tốt đẹp đã được hình thành ở trẻ trước đó. Sống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế, những biến đổi của một nơi, một nước nhanh chóng dược lan truyền khắp toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ. Lượng thông tin mà trẻ tiếp thu, lĩnh hội hiện nay lớn hơn trước bội phần. Điều đó lại càng cắt nghĩa cho tầm quan trọng của việc định hướng giáo dục cho trẻ.
Cha mẹ và vấn đề giáo dục con cái hiện nay
Trong việc giáo dục con cái nên người, vai trò của gia đình nói chung, của cha mẹ nói riêng đến con cái là vô cùng lớn. Điều này được khẳng định cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Nói rằng tâm lý con người là sản phẩm của điều kiện xã hội- lịch sử cụ thể, với trẻ, cần phải được hiểu xã hội ở đây là chính các gia đình, với những con người cụ thể trong mỗi gia đình, cả người lớn và cả những người tuổi ít hơn trẻ. Một hành vi đúng, được mọi người tán dương của đứa em út trong nhà, chắc chắn có ảnh hưởng tích cực ngay đến các anh chị của trẻ. Trong những người của gia đình thì bố mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng.
Bất cứ đứa trẻ nào cũng vậy, từ khi được sinh ra, bắt đầu nhận được “cái tôi” của mình thì bố mẹ là cái gương phản chiếu mà nó luôn luôn soi vào. Bố mẹ là hình mẫu lý tưởng mà nó luôn ngưỡng mộ, bắt chước. Vấn đề là cái gương đó nên như thế nào? gương sáng hay mờ, điều này hoàn toàn do bố mẹ quyết định. Bởi vậy, các bậc cha mẹ hãy đừng làm điều gì để tấm gương bị hoen ố, làm xấu đi hình ảnh lý tưởng mà trẻ định theo đuổi.
Chúng ta cũng tự hào vì là quốc gia đầu tiên tại Châu á và là nước thứ hai trên thế giới về phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em (20-2-1990). Một năm sau, năm 1991, nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ – Chăm sóc – Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiểuhọc. Theo công ước và các luật đã được ký kết, tất cả các tổ chức xã hội, gia đình, những người lớn đều phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em. Chức năng giáo dục con về mặt pháp lý cũng đã được ghi nhận trong luật hôn nhân và gia đình (năm 1992). Rõ ràng về mặt pháp lý và tình cảm đều nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu được của bố mẹ trong giáo dục con cái.
Đáng tiếc là hiện nay, còn tồn tại nhiêù quan niệm không đúng về vai trò quan trọng của cha mẹ trong giáo dục con cái. Có những bậc cha mẹ tự đánh mất đi vai trò ảnh hưởng của mình đối với trẻ, tự phủi trách nhiệm giáo dục, bỏ nặc trẻ theo kiểu “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Có những bậc cha mẹ lại đẩy trách nhiệm nuôi dạy trẻ cho nhà trường. Khảo sát điều tra hơn 1000 gia đình có con đang học tiểu học và trung cơ sở đã có 7,2% cha mẹ quan niệm việc giáo dục con cái là do nhà trường hoàn toàn đảm nhiệm, gia đình chỉ chịu một phần nhỏ. Nhưng trên thực tế, đã có tới 25,5% các bậc cha mẹ thừa nhận đã khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường1. Thả nổi việc giáo dục con, đến khi con cái mắc khuyết điểm lại phạm vào tội che dấu khuyết điểm của con. Khảo sát trên cũng cho thấy, khi nhà trường yêu cầu các bậc cha mẹ đánh giá xếp loại 210 học sinh là con cái họ mà nhà trường đánh giá hạnh kiểm chưa đạt yêu cầu, thì đã có tới 63,4% số học sinh thuộc danh sách trên được bố mẹ các em nâng nên loại hạnh kiểm khá và tốt. Các bậc cha mẹ đã không dám nói thật khuyết điểm của các em với nhà trường, sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con em mình!2. Bỏ mặc, khoán trắng cho nhà trường, đến khi con cái mắc lỗi lầm thì bố mẹ lại rơi vào tâm trạng hẫng hụt, phàn nàn về sự bất lực của mình đã không dạy bảo được con. Hậu quả tất yếu là nhiều bậc cha mẹ đã nổi cáu, dẫn đến đánh đập trẻ, vi phạm quyền trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ quan điểm của mình, cho rằng không dùng roi vọt thì không giáo dục được trẻ. Phổ biến, các bậc cha mẹ cũng thừa nhận là không hiểu được, không nắm được các phương pháp giáo dục trẻ.
Vấn đề đặt ra là các bậc cha mẹ cần quan tâm giáo dục cho trẻ những đức tính, phẩm chất gì?
- Trước hết, trẻ đang tuổi đi học, bởi vậy cha mẹ phải động viên, giáo dục trẻ ý thức hăng say học tập. ý nghĩa của điều này là vô cùng lớn đặc biệt trong nền kinh tế tri thức hiện nay.
- Hơn nửa thời gian trong ngày trẻ có mặt ở trường, bởi vậy bố mẹ cần quan tâm giáo dục trẻ cách ứng xử: lễ độ, biết vâng lời thầy, cô giáo và người lớn tuổi. Cùng với điều này là phải biết vâng lời, lễ độ với bố mẹ, anh chị trong nhà. Rất tiếc là đã có không ít trẻ nói trống không, không có “ thưa, gửi”. Lỗi này là do bố mẹ. Không có một nhà trường nào lại có thể biết hết được những lỗi này của trẻ để rèn cho trẻ. Một khi trẻ nói trống không, bố mẹ phải uốn nắn ngay, băt trẻ tập luyện nhiều lần để thành thói quen. Trẻ không được “nói tục, chửi bậy”. Để làm được điều này, trong nhà phải nghiêm, có những hình phạt phù hợp để nhắc trẻ nhớ, không tái mắc. Đáng tiếc là, đã có không ít ông bố, bà mẹ còn thích thú và còn có vẻ tự hào khi con mình học “chửi”, biết cách “chửi bậy” và còn khoe về điều đó.
- Thật thà là một đức tính vô cùng quan trọng ở trẻ. Chúng ta phải tỏ thái độ không chấp nhận khi trẻ nói dối, bởi nói dối là một đức tính vô cùng xấu, một lỗi nặng không thể tha thứ, một khi phát hiện thấy ở trẻ có lỗi này, phải cương quyết, kiên trì tìm cách cho trẻ vượt qua. Phải dậy cho trẻ, khi nhặt được của rơi, phải tìm cách trả lại bằng được cho người bị mất. Bố mẹ hãy đừng bỏ qua, đừng thích thú về điều con mình “nhặt” được các gì đó mà không phải là cái do gia đình sắm cho nó. Tính thật thà ở trẻ liên quan đến thái độ dám nhận lỗi. Giáo dục trẻ biết nhận lỗi là một nghệ thuật không hề đơn giản, bởi trẻ sẽ đối mặt với lỗi lầm mà mình mắc phải.
Phải giáo dục trẻ lòng nhân ái ngay từ nhỏ như: không chơi ác với súc vật ( chó, mèo, các vật nuôi trong nhà…), phải biết làm điều thiện, không làm điều ác. Có được phẩm chất này, về sau trẻ dễ dang hơn trong việc biết quan tâm tới người khác, biết sống lương thiện.
Phải chú ý giáo dục trẻ ý thức tự lập, phải dần tự mình biết làm được mọi chuyện, tự mình phục vụ mình. Nhiều bậc bố mẹ đã quá nuông chiều con, “làm hộ” con mọi chuyện, và hậu quả là khi lớn lên, con không biết tự làm một cái gì cả, tai hại hơn là con không biết phải quan tâm đến người khác mà chỉ muốn đòi người khác phải phục vụ mình.
- Giáo dục cho trẻ biết tự trọng, tự hổ thẹn với bản thân khi mắc phải lỗi lầm là điều có ý nghĩa không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Chúng ta đã từng biết, trên thực tế nhiều đứa trẻ không thấy được điều này. Trẻ mắc lỗi. Có thể công nhận là mình sai, nghưng trẻ cảm thấy bình thường, không chút ăn năn, Cá biệt trẻ đổ lỗi này cho một nguyên nhân khách quan nào đó chứ không phải là tại nó. Nhiều bậc bố mẹ lại khen thầm con mình giỏi, biết tự “chống chế ”. Cần phải nhìn xa hơn, đây là điều hệ trọng, rất nguy hiểm cho việc hình thành nhân cách trẻ sau này.
- Cuối cùng, cần lưu ý giáo dục trẻ biết tự khép mình vào hoàn cảnh, vào khuôn khổ quy định, từ việc đơn gian nhất là trong giờ học không được nói chuyên riêng, trước giờ học, phải tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy, cô giao cho. Làm tốt điều này, là cơ sở để sau này trẻ có được tính kỷ luật, ý thức cộng đồng, thái độ biết sống vì người khác, trách nhiệm cá nhân đối với xã hội v.v…
Điều cần bàn là phương thức giáo dục của các bậc cha, mẹ đối với trẻ nên như thế nào để có hiệu quả?
Trước hết, xách định phương thức giáo dục trẻ phải xuất phát từ cách tiếp cận hoạt động – nhân cách, tức là thông qua hoạt động cụ thể mà trang bị nhận thức, gây biến đổi xúc cảm và hình thành hành vi tích cực của trẻ theo như ta mong muốn. Phải để cho trẻ tự lập, biết làm các việc tự phục vụ mình và tham gia vào công việc phục vụ chung cho cả gia đình theo độ tuổi. Chẳng hạn, biết quét nhà, rửa ấm chén, tự xếp quần áo của mình, lau chùi bàn ghế…Đừng thương trẻ bằng cách làm thay trẻ mọi việc mà đáng ra trẻ phải học cách làm và phải biết làm, phải có trách nhiệm làm. Đừng để đến sau này phải kêu lên “nó lớn rồi mà chẳng biết tự làm một cái gì cả”. Phải chống kiểu sinh ra thói “vị kỷ” ở trẻ, chống việc tạo ra các kiểu “cậu ấm” “cô chiêu” trong các gia đình. Điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, nhu cầu của con người cũng theo đó phát triển: ngày nghỉ cuối tuần, nhiều gia đình, bạn bè tổ chức đi chơi, du lịch thắng cảnh, xem ca nhạc, đi ăn cơm hiệu, mặc đồ mốt, mua xắm đồ dùng xịn… Mâu thuẫn giữa nhu cầu hưởng thụ với khả năng, điều kiện đáp ứng nảy sinh đòi hỏi các bậc cha mẹ phải biết cách tính đến, có cách sử lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình. Là bậc cha mẹ, phải biết “ để mắt” kịp thời mọi hành vi, sinh hoạt, học tập của trẻ để phát hiện các khiếm khuyết cần chấn chỉnh.3
Bố mẹ phải biết nói chuyện với con, phải phân tích lý giải để con hiểu các sai sót và tìm cách tránh trong các tình huống tương tự. Sự khác biệt của các nhóm trẻ con hư và trẻ con trong các gia đình nề nếp là trước các lỗi lầm của trẻ, bố mẹ của trẻ ở nhóm thứ nhất thường tỏ thái độ vũ phu như đánh đập, đuổi khỏi nhà, trói nhốt, bỏ mặc không quan tâm, chỉ có 38,1% các gia đình tiến hành phân tích, khuyên nhủ trẻ, trong khi đó ở nhóm thứ hai (các gia đình có nề nếp) đã có tới 91,5% cha mẹ các em biết phân tích, khuyên bảo trẻ để trẻ tự nhận ra thiếu sót của mình và tự sửa chữa.3
Cha mẹ phải tôn trọng quyền trẻ em theo Công ước quốc tế và Luật bảo vệ – chăm sóc – giáo dục trẻ em. Là cha mẹ, phải biết lắng nghe trẻ. Cha mẹ hãy dành thời gian, sức lực, tâm trí cho con cái. Biết nói chuyện tâm tình với con. Khi con trẻ có ý kiến mới lạ, hãy đừng vội mắng, quở trách theo kiểu “trứng khôn hơn vịt”. Con cái chúng ta hiện nay, do điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, giao lưu hoà nhập quốc tế mà có nhiều điều bố mẹ không hiểu biết bằng con trẻ là chuyện bình thường.
Bố mẹ phải biết làm gương cho trẻ noi theo. Tâm sự với các em, nhiều em cũng phàn nàn về điều này. Một khi bố mẹ không gương mẫu trong cư xử, trong nói năng giữa bố mẹ với nhau và giữa bố mẹ với những người xung quanh, thì đó là một điều vô cùng tai hại tới giáo dục trẻ. Bố mẹ cũng phải biết thống nhất trong cách giáo dục con cái. Sự thống nhất này là một áp lực vô cùng cần thiết để trẻ quyết tâm sửa chữa những lỗi lầm của chính mình.
Giáo dục trẻ là một nghệ thuật đòi hỏi các bậc cha mẹ phải đặc biệt quan tâm học hỏi người khác và tự rút kinh nghiệm của chính mình./.
Đã đọc : 9010 lần
Liên hệ tư vấn
CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT
tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lĩnh vực tư vấn:- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình- tư vấn nuôi dạy trẻ
- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính
- tư vấn trị liệu tâm lý- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress
Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếpKhách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đâyTruyện hay
Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ
Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm