Xem xét 5 yếu tố then chốt và quyết định xem liệu mình đã sẵn sàng để kết hôn chưa nhé.
Những điều bạn cần biết
- Các nghiên cứu cho rằng bạn nên ít nhất là 26 tuổi khi kết hôn.
- Trái với quan điểm thông thường, việc sống chung trước hôn nhân không phải là một hành động khôn ngoan.
- Sự nhường nhịn là yếu tố then chốt góp phần tạo nên những mối quan hệ lâu dài.
Từ những thông tin nhân khẩu học của bạn tới những trải nghiệm thời thơ ấu, các nguyên tắc cá nhân, cá tính riêng và thái độ của bạn đối với những mối quan hệ, chúng tôi đã tổng hợp được năm nhân tố quan trọng bạn nên đánh giá để xác định xem liệu bạn có phải là một người "phù hợp với hôn nhân" hay không.
Kiểu đời sống tình cảm của bạn
Kiểu gắn bó tình cảm của bạn đặc trưng cho cách bạn cư xử và cảm nhận trong các mối quan hệ, và nó chủ yếu bắt nguồn từ những trải nghiệm thời thơ ấu với cha mẹ của bạn. Khoảng 65% trẻ em được phân vào nhóm có kiểu gắn bó tình cảm an toàn, 35% còn lại có một trong ba kiểu gắn bó tình cảm không an toàn như lo lắng, có khuynh hướng bạo lực và sợ hãi (Nguồn: Glasser, 2006). Những người lớn với kiểu gắn bó tình cảm an toàn có xu hướng lựa chọn bạn tình có chung đời sống tình cảm an toàn và có những mối quan hệ lâu dài. Tương tự, những cá nhân có kiểu gắn bó tình cảm không an toàn cũng bị thu hút bởi những người có xu hướng gắn bó không an toàn và có khả năng li dị cao hơn. (Nguồn: Clarke-Stewart & Brentano, năm 2006).
Khi còn là một đứa trẻ, những nhu cầu tình cảm của bạn được thỏa mãn và bạn luôn được yêu thương. Khi đã trưởng thành, các mối quan hệ lãng mạn của bạn không bị cản trở bởi sự ghen tuông, sợ hãi rằng người ấy sẽ rời bỏ bạn hoặc niềm tin rằng bạn vẫn ổn mà không cần đến một mối quan hệ.
Nhân khẩu học
Những thông tin nhân khẩu học đơn giản, chẳng hạn như độ tuổi của bạn khi kết hôn, trình độ học vấn và thu nhập của bạn có thể có một tác động đáng ngạc nhiên tới sự thành công của cuộc hôn nhân của bạn. Ví dụ, các nghiên cứu khuyên bạn nên ít nhất 26 tuổi khi bạn kết hôn (Nguồn: Khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình, năm 2002, được tiến hành bởi Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia).
Đồng thời, việc học hành dường như có ảnh hưởng tới chuyện bạn có kết hôn hay không – 64 % sinh viên tốt nghiệp đại học đã lập gia đình so với tỷ lệ 48% của những người có bằng tốt nghiệp trung học (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Pew). Cuối cùng, nếu bạn và người bạn đời tương lai của bạn có tổng thu nhập ít nhất là 50.000 USD, hai người sẽ có 68% khả năng cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày cưới, trong khi đó nếu mức lương của bạn rơi vào một khung thu nhập thấp hơn, cơ hội để bạn kết hôn cũng sẽ thấp hơn (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Pew).
Bạn thực sự phù hợp với việc kết hôn nếu bạn đang ở ngưỡng cửa của tuổi 30 (hoặc là bạn đã bước qua rồi), bạn đút túi ít nhất là một bằng học vị và bạn và bạn gái bạn kiếm được ít nhất là 50,000 USD mỗi năm.
Cá tính của bạn
Các nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 25% các vụ ly hôn là kết quả của sự khác biệt về tính cách giữa hai bên (Nguồn: tâm lý học ngày nay). Bệnh loạn thần kinh chức năng đặc biệt nguy hiểm cho một cuộc hôn nhân: những người bị loạn thần kinh chức năng có xu hướng che giấu những cảm xúc giận dữ và thù địch, thường cảm thấy ngượng ngập, dễ cáu kỉnh và có thể mắc bệnh trầm cảm và lo âu (Nguồn: tâm lý học ngày nay). Nếu điều này nghe có vẻ giống bạn, hãy xem xét xem điều gì ở những mối quan hệ trước đây của bạn đã tác động lên đặc điểm tính cách này, sau đó cố gắng tìm ra một số cách khác để đối phó với những căng thẳng và khó khăn về mặt cảm xúc để cải thiện "chất lượng" cho mối tình tiếp theo của bạn.
Bạn khá dễ tính, có nghĩa là bạn có xu hướng nhìn vào mặt tốt của vấn đề và không lo lắng trước những rắc rối vụn vặt.Thái độ của bạn đối với mối quan hệ của mình cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định xem liệu nó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn hay cuối cùng sẽ tan vỡ. Khoảng 80% những người đàn ông đã ly dị nói rằng cuộc hôn nhân của họ sở dĩ chấm dứt bởi họ không còn cảm thấy sự gần gũi với nửa kia của mình (Nguồn: Dự án hòa giải ly hôn), vì vậy hãy cố gắng cải thiện kỹ năng kiềm chế căng thẳng trong những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau.
Thái độ của bạn đối với mối quan hệ của mình
Việc duy trì một mối liên hệ bền vững giữa bản thân và người ấy đòi hỏi cần phải có nỗ lực nếu như bạn muốn cuộc hôn nhân của mình thành công. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một người đàn ông không sẵn sàng để sẻ chia quyền hạn với vợ thì có tới 81% khả năng cuộc hôn nhân của anh ta sẽ thất bại (Nguồn: John Gottman, 1999). Thống kê này hoàn toàn dễ hiểu - cuối cùng thì để duy trì một mối quan hệ lâu dài cần thiết phải có sự thỏa hiệp giữa đôi bên, vì thế nếu bạn không thể xử lí mọi chuyện theo cách của mình thì cuộc hôn nhân của bạn sẽ không tiến triển thuận lợi.
Sự thỏa hiệp đó bao gồm tất cả mọi thứ, từ những quyết định về tài chính, về hai bên họ hàng thông gia và thậm chí cả về những việc vặt trong gia đình. Theo nhà xã hội học Ann Oakley, 87% các cặp vợ chồng không chia sẻ công việc nhà và đàn ông có xu hướng tự đánh giá cao lượng công việc mà họ làm. Tuy nhiên, nữ giới lại thấy những người đàn ông sẵn lòng làm việc nhà thật quyến rũ, vì vậy nếu bạn nghĩ rằng thỏa hiệp như một cách để thúc đẩy đời sống tình dục của mình chứ không phải là một sự mất mát về quyền lực thì bạn chính là một thứ "nguyên liệu" chất lượng cao dành cho hôn nhân.
Bạn hiểu được rằng một mối quan hệ là một công việc còn đang dở dang. Cho dù hai bạn có ở bên nhau trong một năm hay là trong 20 năm tới thì bạn cũng biết bí quyết để thắp lửa cho mối quan hệ, đó là dựa vào sự thỏa hiệp và đảm bảo rằng bạn và người bạn đồng hành của mình tiếp tục cùng tham gia vào những hoạt động thú vị khiến cho hai người cảm thấy gần gũi nhau hơn.
Hy vọng rằng những phân tích trên đã giúp bạn đưa ra được những đánh giá chính xác để bây giờ bạn biết được liệu mình có phải là một người "dành cho hôn nhân" hay không. Tất nhiên hãy nhớ rằng vẫn luôn có ngoại lệ cho những quy tắc, vì vậy bạn và hôn thê của mình có thể cùng nhau chia sẻ và vượt qua được những khó khăn dù có bao nhiêu trở ngại. Tuy nhiên, thay vì hy vọng một cách mù quáng rằng bạn sẽ rơi vào trường hợp đó, cách tốt nhất là hãy thành thật khi có rắc rối (được nêu ra trong phân tích trên) mà bạn gặp phải. Giải quyết ngay những vấn đề này giúp cải thiện chất lượng những mối quan hệ của bạn cho dù bạn có nói câu "Em/Anh đồng ý" hay không
Những nguyên tắc của bạn
Những nguyên tắc cá nhân, chẳng hạn như lý do bạn lập gia đình và quan điểm của bạn về mục đích của hôn nhân là gì, cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc liệu bạn có phải là một người "phù hợp cho hôn nhân" hay không. Cũng như vậy, việc bạn có sống chung với bạn gái mình trước khi kết hôn không cũng ảnh hưởng đến sự thành công của cuộc hôn nhân sắp tới. Mặc dù hiện nay hiện tượng này đã trở nên phổ biến với hầu hết các cặp đôi thì việc sống thử trước hôn nhân cũng không phải là một thử nghiệm tốt để kiểm tra xem liệu bạn có phù hợp với kết hôn không. Trong thực tế, nó thậm chí còn có thể gây hại—như việc sống chung thực sự sẽ làm giảm 6% khả năng bạn duy trì cuộc hôn nhân của mình trên 10 năm ( Nguồn: Khảo sát quốc gia về phát triển gia đình, năm 2002, được tiến hành bởi Trung tâm Thống kê y tế Quốc gia).
Điều đó có nghĩa là: nếu bạn thích đi theo con đường "bảo thủ" hơn: chờ đợi đến khi bạn đính hôn mới "góp gạo thổi cơm chung" thì rất có thể hai người vẫn sẽ sống chung dưới một mái nhà 10 năm sau đó. Để quyết định liệu hôn nhân có phù hợp với bạn hay không thì việc kiểm tra xem xây dựng một tổ ấm có ý nghĩa gì đối với bạn cũng rất quan trọng. Theo nghiên cứu, 87% những người đã lập gia đình nói rằng hôn nhân là một lời cam kết suốt đời và 81% tin rằng nó dựa trên tình bạn bè, trong khi đó chỉ có 59% nói rằng vấn đề là ở con cái và 31% là về sự ổn định tài chính ( Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Pew).
Hơn nữa, "chất lượng" tình bạn giữa bạn và cô dâu tương lai có thể ảnh hưởng tới 70% sự thỏa mãn mà hai bạn cảm thấy với tình dục, sự lãng mạn và niềm đam mê trong cuộc hôn nhân của mình (Nguồn: John Gottman, 1999).
Hãy xem nó như là một dấu hiệu của hôn nhân nếu như bạn đã sẵn sàng cho một sự cam kết nghiêm túc, bạn gặp được một người mà bạn cho là tri kỷ.