Một cuộc hôn nhân hạnh phúc đồng nghĩa với những đứa trẻ vui vẻ, thế nên, điều quan trọng là các bạn cần hành động để thắt chặt mối quan hệ của mình.
vợ chồng bạn có nói chuyện thường xuyên với nhau không? Lần cuối cùng hai bạn dành thời gian cùng nhau là bao giờ hay có cuộc trò chuyện nào không liên quan tới bọn trẻ? Dành thời gian cho bạn đời và tập trung vào những vấn đề của hai vợ chồng là điều quan trọng. Bạn sẽ nhận thấy việc làm đó giúp các bạn trở thành những phụ huynh tốt hơn và các đối tác tuyệt vời hơn.
Một trong những việc tốt đẹp nhất bạn có thể làm cho con mình là tạo dựng mối quan hệ bền vững với vợ/chồng mình. Bằng cách chứng tỏ mối tương tác lành mạnh của người lớn, bạn sẽ cho trẻ thấy bố mẹ như một ví dụ để tham khảo và noi theo.
Cũng giống như bất cứ thứ gì trong cuộc sống, mối quan hệ của bạn cần được nuôi dưỡng để phát triển. Cho dù cả hai bận rộn tới đâu thì mỗi người đều cần có thời gian dành cho nhau. Dù là một buổi tối cafe hàng tuần hay vài phút điện thoại trên đường tới công sở mỗi sáng, giữa hai vợ chồng vẫn phải duy trì sự giao tiếp và tương tác với nhau.
Hãy nhớ sự lãng mạn
Thi thoảng, nó cũng giúp gợi nhớ rằng nửa kia của bạn có thể thực sự không cố tình làm bạn khổ sở. Nhớ lại xem lần đầu tiên hai bạn gặp nhau là khi nào và tất cả mọi thứ khiến hai bạn thấy hứng thú và hấp dẫn nhau. Giữ chúng trong tâm trí khi bạn đang tự hỏi không biết một người đàn ông trưởng thành có thể bước qua chiếc áo jacket 5 lần trong 5 phút ra sao mà không cần phải nhặt nó lên.
Bạn thả suy nghĩ trở lại khoảnh khắc bạn biết mình yêu vợ/chồng nhiều hơn bất cứ ai khác trên thế giới, nói với nửa kia về thời khắc đó và cho người ấy biết bạn nhớ rõ việc đó thế nào, suy nghĩ ra sao và tại sao nó có ý nghĩa với bạn. Việc bắt đầu cuộc trò chuyện có thể dẫn cả hai tới điểm thú vị và mới mẻ.
Thay đổi cách hưởng ứng
Bạn không thể thay đổi bất cứ ai xung quanh mình. bạn chỉ có thể thay đổi chính mình - thay đổi sự hưởng ứng của bản thân. Vậy nên, bạn cần hành động trên nguyên tắc ấy. Khi chiếc áo khoác rơi trên sàn nhà, hãy đưa ra một quyết định về mặt ý thức rằng không để sự việc đó trở thành một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Đó chỉ là chiếc áo khoác mà thôi. Bạn có thể nhặt nó lên hay nói với chồng mình - như cách bạn nói với bạn bè để áo vào đúng chỗ. Thay vì "Bao nhiêu lần em phải nhắc anh nhặt chiếc áo khoác ấy rồi?" bạn nên nhẹ nhàng "Anh có thể treo chiếc áo khoác kia lên giúp em không?".
Khi ông xã không làm việc gì đó tổn thương bạn thì thay vì sục sôi trong im lặng, bạn nên để sự tức giận của mình hình thành cho tới khi bùng phát rồi nói ra. Ví như: "Em cảm thấy bị tổn thương khi tối qua anh không gọi cho em để nói rằng anh về muộn. Nó khiến em cảm thấy anh không còn tôn trọng em nữa". Sau đó, bạn hãy để mọi việc tiếp diễn theo chiều hướng tự nhiên.
Nó không phải là thứ bạn nói ra mà là cách bạn thể hiện nội dung ấy
Ai cũng có lúc cãi vã. Không sao cả. Nhưng cách bạn tranh cãi với người kia mới là vấn đề. Nó sẽ cần rèn luyện nhiều nhưng thực sự có giá trị. Bạn sẽ nhận thấy khi nào cần nói lịch sự, lời lẽ sẽ như vậy và ngược lại. Bạn nên để cho trẻ nhìn thấy bạn và ông xã có thể bất đồng quan điểm nhưng không lăng mạ, la hét, xúc phạm tới nhau.
Việc nuôi dưỡng một mối quan hệ cần thời gian và sự đồng thuận. Bạn sẽ không thể có kết quả chỉ sau một đêm. Thế nhưng, nếu bạn luôn cố gắng, bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực. Một số thứ sẽ tiến triển và tốt đẹp hơn.