Phía sau một cuộc hôn nhân

Nhiều cặp vợ chồng khi yêu nhau thấy có thể dung hòa được mọi thứ, nhưng khi lấy nhau rồi lại cảm thấy. chán và muốn làm lại. Tại sao?

tình yêu hay... tiền yêu?

Trước khi đến với nhau, gia đình Thủy đã cảnh báo con gái phải suy nghĩ thật chín chắn. Trọng là chàng trai có nghị lực, tốt tính nhưng gia cảnh khó khăn. Một mình lên thành phố lập nghiệp, hơn 30 tuổi - cái tuổi lẽ ra phải “tam thập nhi lập” thì Trọng vẫn lận đận nay công ty này, mai cơ quan nọ. Lương ba cọc ba đồng, lại phải nuôi đàn em ở quê. Nhà không đủ tiền mua, Trọng phải thuê một gian trọ nhỏ ở chung với nhóm sinh viên cho đỡ tốn tiền.

Bố mẹ Thủy không quá câu nệ vật chất, nhưng cũng cám cảnh hoàn cảnh của Trọng. Thế nhưng thay vì ngẫm nghĩ lời khuyên của cha mẹ, Thủy lại càng lao vào Trọng như con thiêu thân. Thủy tuyên bố, tình yêu của hai người sẽ làm nên lịch sử một túp lều tranh hai trái tim vàng. Thủy sẽ tự đi làm kiếm sống, hỗ trợ Trọng một phần gánh nặng kinh tế và cùng Trọng nuôi đàn em ở quê. Kết quả là đám cưới được tổ chức, Thủy dời bỏ căn phòng không sang trọng nhưng cũng tươm tất trong nhà bố mẹ để đến phòng trọ ở cùng chồng.

Một năm sau, con gái đầu lòng ra đời. Khác với mong đợi của Thủy, tình yêu của hai vợ chồng không nồng ấm hơn mà còn lạnh nhạt dần đi. Đôi lúc Thủy cảm thấy như nó đã “cất cánh” nơi nào cả rồi. Thay vì túp lều tranh với trái tim vàng, Thủy bắt đầu ngán ngẩm cuộc sống nghèo túng.

Con khát sữa nhưng Trọng chưa kịp đưa lương để mua đồ. Mùa đông lạnh giá, gian phòng trọ tuềnh toàng, thông thống gió. Đã thế, cuộc sống vợ chồng càng trở nên lạc lõng giữa nhóm trọ toàn là sinh viên, cách sống cũng tự do hơn, đi sớm về muộn, ầm ĩ tụ tập trong khi con gái Thủy cần sự yên tĩnh.

Hơn một năm trước, thời còn yêu nhau, lúc nào Thủy và Trọng cũng dành cho nhau những lời nói tình tứ, bóng bẩy, rồi cùng bàn chuyện tương lai. Trọng hết lời ca ngợi Thủy tài sắc, duyên dáng. Nay, thì hai vợ chồng chẳng còn gì để nói ngoài chuyện... tiền. Suốt ngày cắm mặt vào gian nhà trọ chật chội, Thủy thèm được một lần đi quán uống cà phê máy lạnh, được đi xem hát, xem phim... nhưng, cũng chỉ vì “cò không tiến”, Thủy đành thôi.

Dần dần, Thủy bắt đầu thấy chán Trọng. Nhất là khi mẹ Thủy xót xa con gái và cháu ngoại đã đón hai mẹ con về nuôi. Trọng vì vợ con mà phải về theo nên Thủy càng tỏ rõ thái độ xa cách. Hễ Trọng nói chuyện gì là Thủy đốp lại: “Anh mà giỏi như anh nói thì đã không để vợ con phải ăn bám mẹ vợ đâu”.


Thời còn yêu nhau, lúc nào Thủy và Trọng cũng dành cho nhau những lời nói tình tứ, bóng bẩy, rồi cùng bàn chuyện tương lai. Nay, thì hai vợ chồng chẳng còn gì để nói ngoài chuyện... tiền.

Trọng dần dần cũng chán nản. Nhiều lúc Trọng nghĩ, không có vợ thật sướng biết bao. Có vợ rồi, làm quần quật cả ngày, không được một lời động viên, hễ về đến nhà là lại chỉ nhìn thấy bản mặt vợ “in chữ tiền đâu”, chán vô cùng.

Ăn miếng trả miếng

Bây giờ, rất nhiều bạn bè thường trêu Giang là “chán cơm thèm phở”. Bởi, hễ đi với “giai cơ quan” thì Giang vui như sáo sậu, nhưng chiều phải về nhà thì y rằng, mặt Giang nặng như bị. Mà Giang - Hải cưới nhau đã nhiều nhặn gì cho cam, mới tròm trèm 3 năm. Cuộc hôn nhân của họ là tự nguyện, tự yêu, tự tìm hiểu và khi cảm thấy chín thì cả hai đều xin gia đình cho kết hôn. Thu nhập hai vợ chồng không đến nỗi khốn khó, nhưng, mới chỉ lấy nhau được vài tháng, Giang đã cảm thấy... hình như mình chán chồng.

Cái anh Hải đẹp trai ngày trước Giang yêu giờ phút chốc hóa thành một ông chồng luộm thuộm, bẩn thỉu, vung quăng bỏ vãi. Ngày trước gặp Giang, lúc nào Hải cũng chải đầu bóng mượt, xịt nước hoa, áo cắm thùng. Nay, Hải xộc xệch, quần đùi áo cộc, đầu mấy ngày không thèm gội, đi ngủ có khi tha cả đồ đi làm lên giường. Ấy thế nhưng, chỉ cần sáng ra, có vài cú điện thoại là chồng Giang lại... bóng mượt như hồi nào và nhảy chân sáo ra khỏi nhà.

Mới cưới chồng nên Giang không tránh khỏi tâm trạng nhớ gia đình. Cứ vài ngày nghỉ cuối tuần, Giang lại giục Hải về nhà ngoại. Ấy vậy mà Hải nhùng nhằng chẳng chịu đi. Mà nào có việc gì quan trọng, Hải chỉ nằm nhà ngủ. Nói mãi thì Hải thốt lên: “Bố mẹ anh ở quê, cả năm em không về thì không sao. Đằng này, tuần nào cũng đòi về nhà mẹ đẻ. Anh đi làm cả tuần mệt mỏi. Có thứ 7, Chủ nhật để được sống tự do, về đó làm khách thì mệt lắm”.

Hải không chịu về khiến Giang đùng đùng tức giận, bỏ đi một mình. Hai ngày nghỉ, Giang cố tình nằm lỳ tại nhà mẹ đẻ, Hải “sống chết mặc bay”, cơm niêu nước lọ. Không muốn tình hình căng thẳng, Hải cũng đành xách xe về theo. Nhưng, về nhà Giang rồi, thì Hải đúng là... khách thật. Hải mặc nguyên bộ quần áo cắm thùng, ngồi vắt chân ngoài phòng khách.

Bố mẹ vợ bận, không tiếp chuyện được thì Hải bật ti vi xem một mình, đợi nhà vợ phải ra tận nơi mời cơm. Có việc gì sai thì Hải mới làm, không thì “nhà ông để ông quyết, mình làm trái ý ông ngại lắm”. Hải cho rằng, nhiệt tình quá, nhà vợ lại tưởng anh có... mưu đồ gì để hòng kiếm chút của nả bên nhà vợ.

Ngỡ rằng có thể thay đổi được chồng, nhưng càng nói lắm, Hải càng lỳ. Để trả đũa, Giang nghĩ cách “bắn trả” gia đình Hải. Mấy tháng liền, Giang không gọi điện lên thăm nhà chồng. Nhà có giỗ, Giang cũng lấy cớ bận việc, chỉ về thắp hương rồi đi ngay. Mừng thọ bà nội chồng, anh chị em gom góp chút tiền biếu bà, Giang tuyên bố: Dạo này cơ quan cắt giảm lương nên hai vợ chồng không dủ tiền để sống. Giang nợ bà... năm sau sẽ biếu quà. Tất nhiên, chẳng có người bà nào so đo quà cáp với cháu cả, chỉ cần cháu đến là bà vui rồi nhưng chắc chắn, kiểu ứng xử đó của Giang sẽ khiến anh chị em trong họ không “tâm phục khẩu phục”.

Nhấm nhẳng như vậy khiến cả Giang và Hải đều bức xúc về nhau. Hải không mặn mà với vợ như trước, còn Giang cũng không cần biết đến tâm trạng của chồng. Hai vợ chồng Giang chỉ quan tâm xem, làm cách nào để “trả đũa” đối phương được nhiều nhất.

Khi các cặp vợ chồng thiếu kỹ năng sống

Sẽ chẳng có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo, và viên mãn, nếu những người trong cuộc không biết giữ gìn và vun đắp cho nó. Ở đây, những cặp vợ chồng trẻ đều là người có học thức, họ không hẳn coi hôn nhân là “trò đùa”. Trước khi đến với nhau, cả hai vợ chồng đều mong muốn một tổ ấm thực sự, là bến đỗ cho họ đến cuối đời.



Hai vợ chồng Giang chỉ quan tâm xem, làm cách nào để “trả đũa” đối phương được nhiều nhất.

Nhưng, tại sao, hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn hay rạn nứt, ngay cả khi họ mới cưới nhau được một thời gian ngắn - giai đoạn mà nhiều chuyên gia tâm lý cho là giai đoạn vàng của cuộc sống vợ chồng? Có lẽ, do nhiều bạn trẻ còn thiếu kỹ năng sống và kỹ năng đối phó với những khó khăn nảy sinh trong quá trình “chung lưng đấu cật”.

Thủy và Trọng khi đến với nhau đã ý thức rõ hoàn cảnh và khó khăn sẽ phải đối mặt. Nhưng, thay vì cùng bàn cách để khắc phục khó khăn, họ lại mau chóng rơi vào sự chán chường khi cái nghèo, cái khổ đeo đuổi. Thay vì động viên chồng, Thủy lại nhìn Trọng bằng con mắt khác trong khi Trọng lẽ ra phải được tôn trọng. Trọng cũng nai lưng làm việc vì vợ con, nhưng sự vất vả của anh không được ghi nhận khiến Trọng cũng chán nản.

Giang và Hải cũng vậy. Thay vì chia sẻ công việc cho nhau, giúp nhau vượt qua khủng hoảng tâm lý thời kỳ đầu hôn nhân, thì Giang và Hải lại chỉ quan tâm mình muốn gì mà mong muốn “cải tạo” đối phương.

Sẽ thật ngại nếu Giang yêu cầu Hải ngay lập tức phải làm quen với gia đình của mình, thay vào đó, Giang cũng có thể khéo léo dẫn dắt Hải làm các việc của gia đình nhà ngoại để Hải đỡ ngại ngần hơn. Khi không được đáp ứng, Giang lại “ăn miếng trả miếng” với gia đình chồng, dù rằng các thành viên trong gia đình chồng không có lỗi gì trong cuộc hôn nhân chưa “cầu được ước thấy” của họ. Không làm tròn nghĩa vụ người con dâu, cháu dâu trong gia đình, thật khó lòng Giang khiến Hải phải tâm phục khẩu phục.

Nhiều bạn trẻ, sau khi đến với nhau đã vội vã than rằng, họ đang sở hữu một cuộc hôn nhân “phẳng”. Nghĩa là, nó không đủ mặn nồng để hai vợ chồng phải luôn luôn nhớ đến, cũng không tới mức qua nguy kịch để phải nhờ pháp luật xử cho ly hôn.

hôn nhân của họ nhàn nhạt, gặp nhau cũng được, không cũng chẳng sao. Thay vì cùng nhau cho thêm muối vào cuộc sống vợ chồng nhiều bạn lại ước: Gía như được làm lại từ đầu, giá như đừng cưới vội hay thậm chí là giá như mình lấy người khác thì có lẽ sẽ khác.

Sẽ chẳng có một sự khởi đầu nào khác tốt đẹp hơn nếu chúng ta chỉ ngồi yên đó mà đợi hạnh phúc gõ cửa. Cũng không phải chỉ đợi mỗi người vợ hoặc người chồng nhiệt tình, đem hạnh phúc lại cho mình còn mình chỉ việc “hưởng thụ” cảm giác ngọt ngào. Hôn nhân “phẳng” sẽ không bao giờ là phẳng và đáng chán như thế, nếu các cặp vợ chồng xác định đó là bến đỗ trọn đời của họ và họ phải gắng hết sức làm mọi cách để bến đỗ đó thực sự yên bình.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1650 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm