Nếu đang chuẩn bị bước lên xe hoa, hãy tham khảo những tình huống rất có thể bạn sẽ đối mặt dưới đây để không phải ngạc nhiên hay vỡ mộng về cuộc sống hôn nhân đang chờ đón...
1. Mình sẽ sống chung với người này suốt đời?
Sẽ có lúc bạn tự đặt câu hỏi này trong khi ngắm nhìn người bạn đời của mình - người mà trước đây bạn thậm chí có thể muốn “sống chết” vì họ. Đó là khi bạn nhận ra rằng anh ấy/cô ấy không hề “vĩ đại”, tuyệt vời như bạn tưởng, không thể mang đến niềm vui, hạnh phúc cho bạn mỗi ngày. Và bạn sẽ tiếp tục phân vân “có phải ta đã quá vội vàng?”
Thật ra, vấn đề không nằm ở “đối phương” mà là ở chính bạn. hôn nhân không phải là đích đến, ngược lại, nó là khởi đầu cho một trang khác trong cuộc đời mỗi người. Ở đó, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, sự sôi động, thú vị và buồn chán, tẻ nhạt... luôn có thể song hành cùng nhau.
2. Bạn sẽ phải chịu đựng nhiều hơn
Những thói quen xấu, những hành vi không được lịch sự cho lắm hay thói tự cao tự đại của “người trong mộng” thuở nào chưa phải là tất cả. Tìm hiểu và sống chung với người bạn đời cũng giống như học một môn học mới vậy. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất ở đây là không bao giờ bạn có cảm giác mình hoàn thành “chương trình học”, bởi thỉnh thoảng người kia lại... thay đổi giáo trình một chút. Việc duy nhất bạn có thể làm là nỗ lực... chịu đựng và thích nghi!
3. Thỉnh thoảng bạn phải lên giường với tâm trạng... sắp phát khùng!
Ai cũng biết rằng không nên mang nỗi tức giận vào giấc ngủ, tuy nhiên, sự thật là bạn thỉnh thoảng sẽ rơi vào tình huống này. Lời khuyên dành cho bạn là hãy tập bình tĩnh, lạc quan, nghỉ ngơi một chút khi cuộc... cãi cọ với người bạn đời vẫn chưa đến hồi kết. Sự bình tĩnh giúp bạn tìm ra giải pháp và căn nguyên vấn đề, còn tiếp tục “chiến tranh” trong lúc nóng giận sẽ mang đến sự tổn thương cho cả hai. Nếu không thể giải quyết sự khó chịu trước khi lên giường, hãy xem giấc ngủ như thời gian “giải lao giữa hiệp”. Ngày mai hãy tính tiếp!
4. Ý kiến của bạn thường không quan trọng bằng ý kiến chung của cả hai người
Hãy ghi nhớ điều này: không ai đúng hoặc sai một cách hoàn toàn. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận sự việc của hai người chính là nguyên nhân bất đồng ý kiến. Thay vì cố chỉ ra cái sai của người kia, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ấy/cô ấy khi nhìn nhận vấn đề. “Em hiểu ý anh” hay “Thật tình thì anh chưa từng nghĩ đến điều em vừa nói”... là những câu nói giúp người kia nhanh chóng “hạ hỏa”. Khi bạn chịu lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, họ cũng sẽ làm như vậy với bạn. Sự thỏa hiệp rất cần thiết để có thể tìm ra hướng giải quyết làm hài lòng đôi bên.
5. hôn nhân lý tưởng không có nghĩa là không tồn tại mâu thuẫn
Biết thừa nhận quan điểm của người kia không có nghĩa là giữa hai bạn sẽ không còn một cuộc tranh cãi nào nữa. Khi tranh luận, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chính bạn, về nửa kia của bạn và về mối quan hệ của hai người. Tranh luận không làm rạn nứt hôn nhân, trái lại nó có thể giúp hai bạn hiểu nhau hơn và ngộ ra nhiều điều giá trị nếu như mỗi người biết kiên nhẫn lắng nghe và thỏa hiệp như đã nói ở trên.
6. Bạn chỉ có thể thay đổi chính mình