Tim mạch là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Cứ 35 giây, lại có 1 người tử vong vì căn bệnh này.
Janet Bond Brill, một chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của cuốn sách Cholesterol Down (Hạ Cholesterol của nhà xuất bản Three Rivers Press), đưa ra những lời khuyên để hạ cholesterol.
Cholesterol và bệnh tim
Đầu tiên, bạn nên khám sức khỏe định kì. Trong kì khám sức khỏe, bác sĩ thường kiểm tra mức độ cholesterol của bạn. Nhưng nó là gì và những con số về cholesterol nói gì về sức khỏe của bạn?
Cholesterol là một loại lipid hay chất béo. Bản chất hóa học của cholesterol là lipoprotein. Lipoprotein tỉ trọng thấp (viết tắt là LDL) có hại vì nó đưa cholesterol vào cơ thể, dẫn tới sự tích tụ của mảng bám trong động mạch.
Các mảng bám này thu hẹp các động mạch và hạn chế lưu lượng máu, giống như việc bạn cố gắng nhâm nhi nước trái cây thông qua một ống hút bị tắc. Cuối cùng, những mảng bám này trở thành những cục máu đông, cắt đứt dòng chảy của máu, oxy và chất dinh dưỡng tới não. Đó là lúc bạn bị đau tim và đột quỵ.
Ngược lại, lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) lại lấy cholesterol ra khỏi máu, mang nó đến gan, nơi nó được xử lý và cuối cùng bài tiết.
Mức cholesterol toàn phần từ 200 trở lên là đáng lo ngại, đặc biệt với bệnh nhân bị tiểu đường.
Thực phẩm giúp hạ cholesterol
"Việc hạ thấp cholesterol làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm tỉ lệ chết vì một cơn đau tim", Brill nhận định. "Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng HDL và LDL trong cơ thể, chế độ ăn uống của tôi cho bạn biết những gì bạn nên ăn và những gì không nên", cô nói.
1. Yến mạch: Yến mạch rất giàu beta-glucan, một chất xơ hòa tan, nó giống như một miếng bọt biển hấp thụ cholesterol. Bột yến mạch dễ dàng trộn với bánh mỳ hay các loại bánh làm từ bột.
2. Hạnh nhân: Hạnh nhân có chứa hai chất chống oxy hóa mạnh là vitamin E và các chất flavonoid, giúp ngăn chặn quá trình oxy của chất LDL, một điều kiện để mảng bám có thể tích tụ. Hạnh nhân cần ăn cả vỏ. Khuấy với sữa chua hoặc ăn bơ hạnh nhân với bánh mỳ.
3. Tỏi: Tỏi cản trở gan sản sinh ra cholesterol. Cắt tỏi thành những lát nhỏ để tận dụng hương vị của tỏi. Xào với rau hay cho vào nước sốt hoặc súp để giúp cho trái tim khỏe mạnh.
4. Thực phẩm chứa Phytosterol: Đây là một chất béo tì thấy trong thức ăn thực vật như hoa quả, các loại hạt và dầu thực vật. Phytosterol cản trở sự hấp thụ cholesterol. Những thực phẩm có nhiều phytosterol là sô cô la, bơ thực vật, phô mai và bánh.
5. Táo: Đặc biệt là vỏ, giàu polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
6. Đậu: Đậu chứa một chất xơ đặc biệt có thể lên men ở đại tràng. Vi khuẩn khỏe mạnh ăn chất xơ và đường có trong đậu để hình thành các axit béo chuỗi ngắn, đi đến gan và ức chế gan sản xuất cholesterol LDL.
7. Đậu nành: Protein đậu nành có chứa phytoestrogen, hợp chất làm tăng số lượng và hiệu quả của các chất tiêu thụ cholesterol, cải thiện khả năng của gan để có thể loại bỏ cholesterol trong máu.
Những phương pháp khác
Thực phẩm không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến lượng cholesterol của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng cần kết hợp với những yếu tố khác để có một cơ thể khỏe mạnh.
Toát mồ hôi: Tập thể dục nhanh tăng tốc độ máu lưu thông trong động mạch, giảm nguy cơ viêm nhiễm và tắc nghẽn. Không cần thiết phải đến phòng tập mỗi ngày. Sắm lấy một chiếc máy đo bước chân và đặt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày.
Uống Metamucil: Người lớn nên ăn 10-25 gam chất xơ mỗi ngày nhưng thực chất mọi người chỉ nhận được 3-4 gam. Uống Metamucil sẽ bổ sung phần còn thiếu từ thực phẩm. Uống nửa liều hàng ngày trước bữa sáng và một nửa sau bữa tối để tránh cơ thể bạn bị quá tải chất xơ, có thể gây ra đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
Hiểu rõ về sức khỏe tim mạch: Tim là cơ quan quan trọng bơm máu cho khắp cơ thể. Nhưng rất ít người hiểu về sức khỏe tim mạch. Để có thể sống khỏe, bạn cần phải hiểu rõ cơ thể mình.