Khi gặp bất cứ vấn đề trục trặc nào, chúng ta thường có khuynh hướng đóng chặt cửa phòng tự nhay nhiết chì chiết bản thân. Dù cho bạn sở hữu một chiến hữu thật thân thiết để nghe than vãn đi chăng nữa thì nó cũng không thể nào hiểu được đến tận hàng nghìn kilômet chiều sâu trong vấn đề của bạn.
Mới đây tiến sĩ tâm lý người Mỹ Bernie Wooder qua nghiên cứu của ông cho biết : “Xem phim là một cách giải quyết hay nhất, triệt để nhất những điều đang làm bạn đau đầu như búa bổ”. Khi đang buồn về vấn đề tình cảm, xem một bộ phim có nhân vật có hoàn cảnh tương đồng khổ chủ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì được chia sẻ đồng cảm. Khi vấn đề của nhân vật trong phim được giải quyết thì vấn đề của chúng ta cũng phần nào tìm được phương án hay".
Chữa bệnh bằng phim ảnh -cinematherapy-hay còn gọi là liệu pháp tâm lý bằng phim ảnh như cách trên đã được y học một số quốc gia thừa nhận và đưa vào ứng dụng rộng rãi. Có thể lý giải đặc tính "mát tay" này rất đơn giản: Phim ảnh là một tập hợp sáng tạo giữa hình ảnh âm thanh và nội dung; khi mà ba yếu tố này kết hợp một cách chặt chẽ chúng sẽ tạo ra một hiệu ứng có thể tác động lên não bộ và tất cả các giác quan của con người, những phản ứng khoa học này có khẳ năng chữa lành những căn bệnh liên quan tới thần kinh .
Nói nôm na rằng, khi bệnh nhân gặp một trở ngại nào đó về tâm lý, thì các phản ứng khi xem một bộ phim thích hợp, như khóc - cười - đồng cảm - đòi hỏi được chia sẻ .... sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng. Chính những phản ứng như thế giúp các chuyên gia dễ "định vị" và "tiếp cận" trạng thái của bệnh nhân hơn. Và sau cùng liều thuốc được đưa ra cũng là một bộ phim.
Với nghiên cứu thành công này, tiến sỹ Wooder đã mở một trang web xem phim để giúp những người có trạng thái u uất về tâm lý. Đặc biệt ông còn cho biết thêm: "Một người ghi lại cảm xúc của mình sau khi xem phim sẽ "chóng khỏi"hơn một nhười chỉ xem phim thuần tuý.
Vậy còn 8X chúng ta, thay vì ngồi nhăn mặt nhíu mày với hàng mớ thứ không giải quyết được, chạy ra ngoài hàng và tẩm bổ ngay cho đầu óc nhé.
Theo HHT
Nói nôm na rằng, khi bệnh nhân gặp một trở ngại nào đó về tâm lý, thì các phản ứng khi xem một bộ phim thích hợp, như khóc - cười - đồng cảm - đòi hỏi được chia sẻ .... sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng. Chính những phản ứng như thế giúp các chuyên gia dễ "định vị" và "tiếp cận" trạng thái của bệnh nhân hơn. Và sau cùng liều thuốc được đưa ra cũng là một bộ phim.
Với nghiên cứu thành công này, tiến sỹ Wooder đã mở một trang web xem phim để giúp những người có trạng thái u uất về tâm lý. Đặc biệt ông còn cho biết thêm: "Một người ghi lại cảm xúc của mình sau khi xem phim sẽ "chóng khỏi"hơn một nhười chỉ xem phim thuần tuý.
Vậy còn 8X chúng ta, thay vì ngồi nhăn mặt nhíu mày với hàng mớ thứ không giải quyết được, chạy ra ngoài hàng và tẩm bổ ngay cho đầu óc nhé.
Theo HHT