Ngáp và những điều thú vị

--------------------------------------------------

Ngáp là một hoạt động vô thức nhưng rất phức tạp, gửi gắm nhiều thông điệp mà chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.

Chẳng cần phải định nghĩa như từ điển tiếng Việt: "ngáp là há rộng miệng thở hắt ra thành hơi dài", thì ai cũng biết ngáp là thế nào rồi. Vì ai mà chẳng ngáp và trông thấy mọi người ngáp. Đó là một hành động vô thức, nằm ngoài sự điều khiển của con người. Bình thường, muốn ngáp cũng chẳng ngáp được, và khi cơ thể "đòi" ngáp, cố "đàn áp" nó cũng không xong.

Các nhà khoa học đã kết luận chỉ mới 14 tuần tuổi, các cô cậu bé đã ngáp trong bụng mẹ rồi. Người ngáp nhiều, vài chục lần trong ngày, vài trăm lần cũng nên. Cá biệt có người còn mắc bệnh ngáp, nghĩa là ngáp vô hồi kỳ trận, được ghi trong kỷ lục Guinness.

Cái ngáp, tuy tầm thường, phổ biến và kéo dài không quá 6 giây lại chẳng đơn giản chút nào. Nó nói lên nhiều ý nghĩa, mang theo nhiều thông điệp và liên quan đến nhiều trạng thái của cơ thể. Bởi thế không ngạc nhiên, nó từng là trung tâm nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, từ sinh lý học, tâm lý học, bệnh lý học... mới đây có một cuộc hội thảo quốc tế riêng về nó.

Vì sao ta ngáp?

Một câu hỏi thú vị. Quanh cái ngáp vô duyên ấy có rất nhiều giả thuyết. Ai cũng biết người ta thường ngáp khi mệt mỏi, làm việc quá sức, bị stress... khi có tâm trạng chán nản, muốn thoát khỏi tình thế buồn bực mà không cưỡng lại được, khi giấc ngủ kéo đến mà chẳng được ngả lưng.... Các cụ già cũng "tranh thủ" ngáp lần cuối trước khi từ giã cuộc đời.

Đó là lý do, còn nguyên nhân?

Có giả thuyết cho rằng, khi ngồi lâu ở một tư thế, trong máu tích tụ khí cabonnic làm ta uể oải, cần phải thải ra. Thần kinh não nhận được tín hiệu, bấm nút ra lệnh, thế là ngáp dài để loại trừ chất khí đó đi. Và liền sau cái ngáp thở ra ấy là cái hít vào thật sâu một lượng oxy tươi mới qua phổi, vào máu, lên não, nhờ thế, ngáp xong phần nào tỉnh táo trở lại.

Nhưng có giả thuyết lại cho rằng ngáp là cách cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Lại có giả thuyết cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý như buồn bực, giận dỗi... làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất truyền dẫn thần kinh như serotinin, dopamin, oxit nitric... khi sinh ra quá nhiều, chúng cần được giải phóng bằng những cái ngáp, và hàm lượng những chất này càng nhiều, tần suất ngáp càng tăng.

Với những giả thuyết trên chúng ta khó mà giải thích được hiện tượng liên quan đến ngáp. Chẳng hạn tại sao ngáp lại gần như một hiện tượng truyền nhiễm, thấy người khác ngáp là tự dưng ta cũng ngáp theo. Tuy chưa thống nhất được các giả thuyết, người ta vẫn tìm hiểu các cơ tham gia vào việc ngáp. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyền lệ tràn ngược nên nước mắt luôn là "bạn đồng hành" của ngáp.

Thông điệp từ cái ngáp

Ngáp là vị sứ giả không lời, thẳng thắn, vô tư và... bất lịch sự của cơ thể. Nó không biết galăng, màu mè, nói dối. Nếu nó thấp thoáng trong buổi thuyết trình, nó nhắn gửi đến diễn giả: "Em ớn lắm rồi, bác nhanh chóng kết thúc đi". Nếu bạn thấy nó chập chờn trên mặt anh lái xe taxi đang lái cho bạn, nhất là trên những đoạn đèo cao vực thẳm, quanh co, bạn hãy lịch sự bảo anh ta nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại sự tỉnh táo....

Anh ơi, em muốn...

Chuyện mới phát hiện đó là "ngáp gắn liền với sự ham muốn chuyện gối chăn". Năm 1980, Wolter đọc được thông tin từ Canada rằng những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm clomipramin, prozac thì cả đàn ông lẫn đàn bà, đều có tác dụng phụ là ngáp lên ngáp xuống, và sau đó nhu cầu tình dục tăng lên bất thường. Chắc chắn giữa hai hiện tượng đó có sự liên quan. Ông bắt đầu tìm hiểu cơ chế của sự ngáp, không về khía cạnh sinh lý học mà về tâm lý học. Để ý đầu tiên của ông là trong các cuốn phim về động vật hoang dã, vì sao những con khỉ đầu đàn, lắm cung tần mỹ nữ và hàm lượng hormone giới tính nam là testosterone luôn cao, sinh hoạt tình dục nhiều lại rất hay ngáp? Sử Pháp cũng ghi Hoàng đế Napoleon có đặc điểm là ngáp nhiều, đồng thời là cũng người đam mê tình dục.

Ông thử cho 200 người đàn ông xem những đoạn phim "tươi mát" hay nghe những đoạn văn thuật chuyện phòng the, họ đều... ngáp và nảy sinh đòi hỏi cao độ về "chuyện ấy". Hóa ra ngáp cũng ba, bảy đường. Cái ngáp vì chán, vì mệt, vì buồn ngủ hoàn toàn khác với cái ngáp ngay trước khi làm chuyện ái ân. Vậy là nhờ phát hiện của Wolter, ngáp còn mang theo một thông điệp mà trước đây chưa ai biết đến. Thông điệp đó là lời nũng nịu "anh ơi, em muốn..." của người vợ hoặc câu âu yếm ngọt lịm "chiều anh nghe, cưng!" của người chồng. Có điều, đừng cố tình lầm cái ngáp thèm điều thuốc lá của anh ta khi nhạt miệng để "vơ vào" cho mình.

(Theo Sành Điệu)

làm hồng se khít vùng kín

--------------------------------------------------

--------------------------------------------------
Đã đọc : 3986 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm