phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc quá nhiều thạch tín có trong cơm gạo hàng ngày, dẫn tới nguy cơ sinh non, các nhà nghiên cứu từ Đại học Dartmouth cho biết.
Một thử nghiệm nhận thấy rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều cơm trong hai ngày trước đó thì khi phân tích nước tiểu sẽ thấy có mức độ độc hại của các chất hóa học cao hơn trung bình 56% so với những người không ăn hoặc ăn ít cơm. Các nghiên cứu này được tiến hành trên mẫu nước tiểu của 229 phụ nữ tại bang New Hampshire.
Thạch tín là chất độc xuất hiện tự nhiên trong môi trường và phổ biến trong các nguồn nước ngầm. Trong khi nước uống được kiểm tra và được ban hành các tiêu chuẩn, các mức độ an toàn có liên quan tới nguyên tố này - 10 microgram trên một lít – thì hiện nay lại không có giám sát hoặc quy định tương tự như vậy đối với gạo và các thực phẩm khác, Margaret Karagas, giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch bệnh tại Dartmouth ở Hanover, New Hampshire cho biết .
"Gạo là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy chúng tôi không nghĩ tới việc đề nghị phụ nữ mang thai hạn chế hoặc tránh ăn cơm hằng ngày", Karagas cho biết, "những gì chúng tôi muốn thấy là thực phẩm được theo dõi và giám sát mức độ, sự hiện diện của thạch tín và các quy định để giữ cho nó dưới một mức an toàn nhất định."
Việc tiếp xúc với thạch tín đã được cho là có liên quan tới sự phát triển của ung thư và bệnh tim mạch đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thạch tín dẫn đến sinh non, sinh trẻ nhẹ cân, sức khỏe yếu.
Nước khoáng cũng cần được xem xét
Karagas, nhà dịch tễ học và là giáo sư tại trường Y Dartmouth, cho biết nước sinh hoạt của các hộ gia đình ở các nước cũng thường được tìm thấy có nồng độ thạch tín. Cô và nhóm nghiên cứu của mình đã đề nghị rằng mọi người cần kiểm tra nồng độ thạch tín trong nguồn nước mà mình đang sử dụng, đặc biệt là nguồn nước giếng.
Mức độ thạch tín trong gạo tùy thuộc vào nơi lúa được trồng. Vì lý do này, các nhà nghiên cứu không khuyên bạn nên bỏ gạo ra khỏi chế độ ăn uống của mình, nhất là với một phụ nữ đang mang thai.