Thói quen ăn uống của trẻ được thừa kế từ cha mẹ và cách ăn uống không khoa học của phụ huynh cũng thúc đẩy hiện tượng béo phì ở trẻ. Ăn thịt dễ di truyền hơn ăn chay
"Con tôi không chỉ bị di truyền béo phì từ cha nó, mà ngay cả thói quen ăn thịt từ nhỏ của bé cũng rất giống nhà tôi". Bé nhà chị Lan tròn 3 tuổi, chiều cao và cân nặng lúc mới sinh bình thường, nhưng khi cho bé bổ sung thêm thức ăn, bé tỏ ra thích ăn thịt hơn, đến 1 tuổi rưỡi bé chỉ thích ăn thịt và không muốn ăn rau củ.
Một nghiên cứu cho thấy, việc bé thích ăn thịt cá là được di truyền từ cha mẹ, còn thói quen ăn rau củ và đồ ngọt được bổ sung sau này. Vì vậy, khi bắt đầu bổ sung khẩu phần ăn, cha mẹ nên chú ý đến việc bồi dưỡng thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển toàn diện. Thói quen ăn vặt, ăn sáng hay phối hợp chế biến thức ăn của cha mẹ đều ảnh hưởng đển thể trọng của trẻ. Để giảm tỷ lệ béo phì và cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ hãy lấy mình là tấm gương dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý tạo thói quen tốt cho con.
Hai loại thức ăn chính gây béo phì
Trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, cân bằng dinh dưỡng bổ sung là rất quan trọng, nhưng trẻ bị béo phì cần tránh xa hai loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và hàm lượng carbohydrate cao. Sau khi sinh, nên cho bé bú sữa mẹ, nếu xuất hiện tình trạng nôn ọe tức là bé đã no bạn không nên ép bé. Đến giai đoạn tăng khẩu phần ăn, có thể bổ sung thực phẩm có lượng đường cao hơn như một số loại ngũ cốc, gạo, đường, sữa, nhưng bạn cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường để tránh tình trạng lượng đường quá mức cần thiết.
Một số bà mẹ nghĩ rằng, việc giảm béo cho trẻ cần bắt đầu từ cắt giảm bữa ăn chính, điều này là hoàn toàn sai lầm. Thức ăn chính chứa carbohydrates thành phần chủ yếu chuyển hóa thành đường và cung cấp các nhu cầu phát triển trí não. Nên giảm bớt thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nhiều bà mẹ cho rằng rằng thịt mỡ có nhiều chất béo, trên thực tế, 100 gam thịt lợn nạc có chứa 16,7 gam protein, nhưng hàm lượng chất béo lên đến 28,8 gram. Thịt lợn nạc không phải là thực phẩm giàu protein và ít chất béo, vì vậy hãy thay thế bằng cá và thịt gà.
4 thói quen ăn uống lành mạnh
Ăn 2 bữa chính ở nhà
Cuộc sống bận rộn hiện nay khiến nhiều gia đình lựa chọn thực phẩm ăn sẵn hay ăn ngoài để tiết kiệm thời gian và công sức. Nhưng chính đây là nguyên nhân gây béo phì. Vì vậy, nên dùng bữa tại gia đình ít nhất 2 lần trong ngày.
Thay đổi thức ăn vặt phong phú hơn
Với trẻ có thói quen ăn vặt, để từ bỏ là rất khó khăn, tốt nhất nên thay đổi thức ăn cho trẻ. Thay thế thức ăn nhiều đường và calo như kẹo, socola, kẹo cao su, nước ngọt bằng sữa chua, kẹo sữa nguyên chất, trái cây và thực phẩm ít chất béo, giàu chất xơ.
Nhai chậm là thói quen tốt
Ăn nhai chậm giúp trẻ thưởng thức món ăn từ từ, giảm cơn đói và sự thèm ăn, tránh tình trạng ăn quá nhiều và quá no. Điều này rất tốt cho sự tiêu hóa của trẻ.
Theo Afamily