Những biểu hiện nào nguy hiểm khi trẻ ốm?

Có những triệu chứng bệnh ở cơ thể trẻ mà các mẹ không thể xem nhẹ. Đó là những triệu chứng sau.

Phát ban toàn thân

Khi trẻ có biểu hiện quấy khóc, sốt cao và có những nốt ban đỏ khắp toàn thân khi bạn dùng ngón tay ấn tay vào các nốt ban đỏ ấy không thay đổi màu sắc thì có khả năng trẻ đang nhiễm một loại bệnh khá nặng: viêm màng não hoặc các bệnh nhiễm trùng đường huyết thì ngay lập tức các mẹ nên đưa con mình vào bệnh viện để được điều trị kịp thời. Còn khi những nốt phát ban ở cơ thể trẻ các mẹ dùng tay ấn vào mà chuyển sang màu trắng thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Một lưu ý nữa cho các mẹ là khi con sốt, phát ban kèm với việc sưng phù ở vài bộ phận trên cơ thể như: môi, mặt, hoặc thở khó thì có thể trẻ đã bị dị ứng nặng, và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng trẻ.

bệnh của trẻ

Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: dạ dày, viêm ruột cấp tính

Khi trẻ có biểu hiện nôn ói, đau bụng - biểu hiện của ngộ độc thực phẩm hoặc trẻ có tiền sử bị viêm dạ dày, viêm đường ruột bố mẹ nên quan sát chặt chẽ từng biểu hiện nhỏ nhất của cơ thể trẻ như tình trạng nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy, nếu trẻ nôn, kèm theo tiêu chảy nhiều lần trong vòng 6-8 tiếng thì tình trạng bệnh của trẻ đã rất nguy hiểm, cơ thể trẻ đã trở nên thiếu nước trầm trọng, cha mẹ cần ngay lập tức đưa con tới bệnh viện gần nhất.

Sốt cao

Đối với trẻ, nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn 39 độ C, và trẻ vẫn vui chơi, vẫn ăn uống bình thường thì bố mẹ cần quan sát biến chuyển của cơ thể - biểu hiện của trẻ, đừng chỉ quá chú tâm vào việc sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ vì theo quan niệm của nhiều mẹ, chỉ như vậy mới biết chính xác con mình có sốt hay không. Các mẹ nên chú ý toàn bộ phản ứng, trạng thái cũng như dấu hiệu bên ngoài của cơ thể trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để cho trẻ uống các loại thuốc thích hợp ví dụ như có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Còn trong trường hợp trẻ sốt kéo dài, trên 40 độ C mẹ cần phải đưa trẻ đến các bệnh viện để kịp thời chẩn đoán tình trạng và chữa chạy cho trẻ.

Nhức đầu

Khi trẻ kêu đau đầu, việc đầu tiên cha mẹ cần xem xét là có thực sự con mình bị đau đầu hay không bởi vì có một số trẻ nhỏ vì không muốn đến trường thường giả vờ đau đầu để bố mẹ cho phép ở nhà. Nếu thực sự trẻ bị đau đầu cha mẹ hãy để con nghỉ ngơi, hãy cho trẻ ngủ vì sau khi ngủ dậy, trẻ sẽ tỉnh táo hơn và cơn đau đầu sẽ chấm dứt. Còn khi việc trẻ bị đau đầu khiến con bạn quấy khóc, kêu la, bạn không nên xem nhẹ, mà hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất để được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh.

Khi trẻ bị đau đầu và có biểu hiện rối loạn thị giác, tư duy thì vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn vì rất có thể trẻ đang mắc phải bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh. Lúc này mẹ hãy quan sát nếu con mình có các biểu hiện như sốt cao, nôn mửa, co giật thì có thể trẻ đang bị viêm màng não cần phải lập tức đưa con tới bệnh viện.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1520 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm