Đi học thì thôi, về đến nhà chúng lại cùng nhau bàn tán, còn phân nhau đóng vai, giống như trong phim. Cũng đánh đấm nhau, cũng có phe ta, phe địch. Ban đầu cả nhà tôi đều cười xòa, vì thấy thật vui, nhưng càng lâu ngày cả nhà mới tá hỏa, vì các cháu mê đắm trong thế giới hoạt hình. Lạ một điều là dù không được xem các phim này thường xuyên nhưng các cháu của tôi đứa nào cũng thuộc lời thoại. Có khi các cháu còn nói những lời thoại yêu đương, gán ghép nhau vô cùng nhảm nhí. Hỏi ra mới biết, đó là lời của Dâu và Táo trong phim của các nhân vật trong
Rồi một bí mật nữa được vỡ ra khi cậu nhóc sáu tuổi trong nhà diễn phép thuật y hệt trong phim. Mấy đứa anh tỏ ra ngạc nhiên thì cậu bé đáp tỉnh bơ: “Dạ, tại hôm trước cô mở tivi cho lớp xem lúc cô đi họp, nên em mới thuộc!”.
Thì ra, các cháu đều được “luyện” phim ngay ở… trường. “Không hẹn mà gặp”, dù hai con và các cháu tôi học ở các trường tiểu học khác nhau (H.Nhà Bè và Q.7), nhưng những giờ cô giáo đi họp hay có việc phải ra khỏi lớp, cô giữ chân học trò bằng phim. Hóa ra những chiếc tivi mà trường vận động phụ huynh mua dịp đầu năm học trước không chỉ có công năng hỗ trợ giảng dạy mà còn giúp cô giáo giữ trật tự khi cần! Và vì vậy, dù ở nhà không gắn cáp truyền hình, nhà tôi cũng bị… tấn công.
Tôi không phản đối cô giáo, cũng chẳng phản đối cách làm của các kênh truyền hình, vì ai cũng có lý do khi bật tivi hay phát sóng. Tôi chỉ tha thiết mong các nhà đài chọn lọc kỹ để bớt đi những thước phim bạo lực, phản giáo dục và đầy những hình ảnh tình tứ không phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Bên cạnh đó, các cô giáo khi mở phim… giữ cháu, cũng nên cẩn trọng chọn lọc.
Mong rằng qua diễn đàn này, những phụ huynh đau khổ như chúng tôi được gỡ rối tơ lòng, đưa được con cháu của mình về với thế giới thực, không bị tăng độ cận, béo phì, rối loạn hành vi, nhận thức… như báo chí đã nhiều phen cảnh báo về tác hại của phim ảnh, truyền hình.
Nguyễn Thị Ngà (Nhà Bè)
>>
>>
>>
>>
>>
>>