Cách trẻ em nam và trẻ em nữ quan niệm về tình bạn khác nhau, tiến sĩ Thomas S. Jensen, MD, một bác sĩ tâm lý từ Babyzone.com cho biết.
Khi trưởng thành, trẻ em nữ thường định nghĩa về tình bạn thiên về sự mong muốn lắng nghe và thấu hiểu, là nơi thổ lộ tình cảm và tâm sự.
Trong khi đó, các trẻ em nam thường coi tình bạn là nơi bọn trẻ chia sẻ thời gian với nhau trong học hành, chơi, chia sẻ sở thích, khi trẻ đối mặt với xung đột. Đối với bé trai, tình cảm thân mật không quan trọng bằng việc sự trung thành của người bạn khi trẻ đối mặt với một vấn đề, rắc rối nào đó.
Sự gần gũi giữa đứa trẻ với bố mẹ đã hình thành trong 24 tháng đầu trong cuộc đời trẻ. Sự gần gũi đó có ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của trẻ, trong đó có việc kiến tạo nền tảng trong tương lai của trẻ, tiến sĩ Michael Handwerk, giáo sư Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em ở Nebraska, Hoa Kỳ cho biết.
Sự hiện diện của người thân cũng có ảnh hưởng đến phong cách trong tình bạn của trẻ theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Cách một đứa trẻ đối xử với anh em của mình thường cũng ảnh hưởng đến phong cách chơi và quan hệ bạn bè của trẻ đối với bạn bè trong tương lai. Do đó, rất may mắn khi chính trẻ tỏ ra thân thiện và hòa đồng, bao dung với những người anh em của mình.
Theo tiến sĩ Jensen, hành vi bạn bè của trẻ nam và trẻ nữ trong tương lai cũng tương tự như giai đoạn đầu đời của trẻ khi trẻ bước vào bậc học vỡ lòng. Thế nhưng, hành vi của trẻ nam bắt đầu thay đổi ở độ tuổi lên 7, và thường thì cảm xúc của trẻ bắt đầu giảm sút, nhường chỗ cho sự kiệm lời và đi vào chiều sâu hơn.
Điều này có thể nhìn thấy nếu bạn quan tâm đến sự tương tác giữa trẻ nữ với bạn bè của các em so với nhóm trẻ em nam khi chơi cùng nhau. Trẻ nữ thường dễ giao tiếp hơn, chơi một cách có sự hợp tác, và thích thương lượng và đàm phán trong xung đột, và thể hiện tình cảm hơn chẳng hạn khi chơi các trò chơi mang tính gia đình... Trong khi đó trẻ nam chơi một cách có tính cạnh tranh, thể hiện sự trung thành của tình bạn và thường thể hiện sự cạnh tranh về thể chất và kích thước cơ thể.
Một trong những điều thường được thảo luận là bắt đầu ở tuổi lên 7, trẻ em nam bắt đầu lười thể hiện hành động và ảnh hưởng tình cảm đối với những người xung quanh, ví dụ như ôm hôn, âu yếm người thân của mình...
Theo tiến sĩ Handwerk, thực ra trẻ em nam cũng có thể thể hiện những hành động tự do như trẻ em nữ, thế nhưng trong đời sống hằng ngày, dù thông qua các phương tiện giao tiếp xã hội hay trực tiếp đối với những người xung quanh thì trẻ em nam không thích thể hiện các hành động tình cảm như thế, vì trong suy nghĩ của trẻ em nam thì đó là hành động chỉ dành cho phái nữ yếu đuối. Hiện nay, những quan niệm về hành động thể hiện tình cảm khá linh hoạt hơn, do sự nhận thức của các bậc cha mẹ và sự giáo dục của họ đối với con cái được nâng lên, trẻ thường cảm thấy cởi mở hơn trong cách thể hiện tình cảm thông qua sự làm gương của cha mẹ.
Do đó, cha mẹ cũng nên hướng cho trẻ nhận thức phù hợp về cách thể hiện tình cảm, không nhất thiết phải theo các quan niệm cũ trong việc nuôi dạy con. Vậy nên, việc hiểu cách thể hiện tình cảm trong tình bạn, tình anh em của trẻ em nam và trẻ em nữ cũng là điều rất cần thiết