Bé Miu thắc mắc: "Mẹ hay nhờ bố lấy hộ cái túi để quên trong nhà, mà mẹ chẳng bao giờ phải xin lỗi bố nhỉ?"
Bé con lúc nào cũng phải xin lỗi
Ở nhà, Miu làm vỡ cái bát hay làm đổ cốc nước, mẹ luôn nhắc: “Con phải xin lỗi mẹ đi”. Nhưng hôm trước, mẹ lỡ tay làm rơi cái gạt tàn thuốc lá của bố, sứt một tí, Miu thắc mắc: “Bố ơi, sao mẹ không xin lỗi bố?”.
Sáng nào dậy đi học muộn, mẹ phải chạy lên phòng, lấy cho Miu cái khẩu trang, bao giờ mẹ cũng bảo: “Sao có mỗi cái khẩu trang mà con cũng quên thế. Hư quá”. Thế là Miu biết và lập tức xin lỗi mẹ luôn. Nhưng không biết bao nhiêu lần, mẹ vội đi, nhờ bố lấy hộ cái nọ, cái kia trong nhà mà chẳng phải xin lỗi.
Còn bố mẹ thì không
Bố mẹ thử nghĩ lại một tí xem có đúng không nhé?
Có rất nhiều bố mẹ muốn xây dựng một hình ảnh hoàn hảo trong mắt con cái nên nhất quyết không bao giờ chịu xin lỗi con, dù bất cứ lý do gì. “Bố mẹ bao giờ cũng đúng”. Hơn nữa, hồi trước ông bà lại cực kỳ nghiêm khắc với những lỗi lầm của bố mẹ, từ lỗi bé tí tẹo đến lỗi nghiêm trọng và luôn kết thúc bằng việc bắt trẻ con phải xin lỗi.
Mỗi khi bị ông bà mắng, bố mẹ dù có “oan ức” thế nào cũng chỉ biết xin lỗi và khóc nấc lên, chứ không dám trình bày lý do.
Bây giờ, các bố mẹ hầu như cũng không xin lỗi con dù bất cứ lý do gì, vì sợ làm mất uy quyền trong mắt con.
Khi con còn bé, con có thể dễ dàng nghe theo ba mẹ, luôn xin lỗi khi con sai. Dần dần con lớn lên, con sẽ thắc mắc và phản ứng lại nếu bố mẹ sai mà không xin lỗi con. Người lớn cũng có nhiều lúc sai. Chỉ có điều, người lớn có nhận sai và xin lỗi trẻ con không.
Bố mẹ cũng phải xin lỗi đấy nhé
Từ xin lỗi, bố mẹ hãy vận dụng nó để làm gương cho con học tập. Những lời xin lỗi rất đơn giản, nhưng không hề cảm thấy khó khăn và lạnh lùng.
Ví dụ: “Mẹ sẽ để ý không làm rơi cơm ra ngoài. Mẹ xin lỗi con” hay “Bố mắng nhầm con rồi. Cho bố xin lỗi nhé!” hoặc “Bố làm con gái bố đau rồi. Xin lỗi con nhé. Con có đau lắm không?”.
Những lời xin lỗi đơn giản và chân thành luôn có sức mạnh. Nó giúp bố mẹ và con cái hiểu nhau hơn, làm dịu đi những sự căng thẳng và tập cho bé con một tính cách tốt. Khi bố mẹ sai, bố mẹ cũng nên nhận lỗi để con có thêm nhiều cơ hội “bắt chước” thói quen tốt này nhé!
Ở nhà, Miu làm vỡ cái bát hay làm đổ cốc nước, mẹ luôn nhắc: “Con phải xin lỗi mẹ đi”. Nhưng hôm trước, mẹ lỡ tay làm rơi cái gạt tàn thuốc lá của bố, sứt một tí, Miu thắc mắc: “Bố ơi, sao mẹ không xin lỗi bố?”.
Sáng nào dậy đi học muộn, mẹ phải chạy lên phòng, lấy cho Miu cái khẩu trang, bao giờ mẹ cũng bảo: “Sao có mỗi cái khẩu trang mà con cũng quên thế. Hư quá”. Thế là Miu biết và lập tức xin lỗi mẹ luôn. Nhưng không biết bao nhiêu lần, mẹ vội đi, nhờ bố lấy hộ cái nọ, cái kia trong nhà mà chẳng phải xin lỗi.
Còn bố mẹ thì không
Bố mẹ thử nghĩ lại một tí xem có đúng không nhé?
Có rất nhiều bố mẹ muốn xây dựng một hình ảnh hoàn hảo trong mắt con cái nên nhất quyết không bao giờ chịu xin lỗi con, dù bất cứ lý do gì. “Bố mẹ bao giờ cũng đúng”. Hơn nữa, hồi trước ông bà lại cực kỳ nghiêm khắc với những lỗi lầm của bố mẹ, từ lỗi bé tí tẹo đến lỗi nghiêm trọng và luôn kết thúc bằng việc bắt trẻ con phải xin lỗi.
Mỗi khi bị ông bà mắng, bố mẹ dù có “oan ức” thế nào cũng chỉ biết xin lỗi và khóc nấc lên, chứ không dám trình bày lý do.
Bây giờ, các bố mẹ hầu như cũng không xin lỗi con dù bất cứ lý do gì, vì sợ làm mất uy quyền trong mắt con.
Khi con còn bé, con có thể dễ dàng nghe theo ba mẹ, luôn xin lỗi khi con sai. Dần dần con lớn lên, con sẽ thắc mắc và phản ứng lại nếu bố mẹ sai mà không xin lỗi con. Người lớn cũng có nhiều lúc sai. Chỉ có điều, người lớn có nhận sai và xin lỗi trẻ con không.
Bố mẹ cũng phải xin lỗi đấy nhé
Từ xin lỗi, bố mẹ hãy vận dụng nó để làm gương cho con học tập. Những lời xin lỗi rất đơn giản, nhưng không hề cảm thấy khó khăn và lạnh lùng.
Ví dụ: “Mẹ sẽ để ý không làm rơi cơm ra ngoài. Mẹ xin lỗi con” hay “Bố mắng nhầm con rồi. Cho bố xin lỗi nhé!” hoặc “Bố làm con gái bố đau rồi. Xin lỗi con nhé. Con có đau lắm không?”.
Những lời xin lỗi đơn giản và chân thành luôn có sức mạnh. Nó giúp bố mẹ và con cái hiểu nhau hơn, làm dịu đi những sự căng thẳng và tập cho bé con một tính cách tốt. Khi bố mẹ sai, bố mẹ cũng nên nhận lỗi để con có thêm nhiều cơ hội “bắt chước” thói quen tốt này nhé!
Theo Xinhxinh