Những điều cần biết về đau ngực khi có kinh nguyệt

--------------------------------------------------

Một triệu chứng về vú thường gặp nhất là đau, thường được gọi là đau 'núi đôi', đây là nỗi phiền muộn của hầu hết phụ nữ.

Cơn đau thường nhẹ nhưng trong một số trường hợp, cơn đau nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lựa chọn điều trị thông thường là thuốc giảm đau và tìm hiểu nguyên nhân gây ra để có cách giải quyết hữu hiệu nhất.

Đau ngực được xếp thành ba nhóm chính: đau theo chu kỳ (đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt), đau không theo chu kỳ và đau có nguồn gốc ở ngoài vú.

Các triệu chứng đau ngực theo chu kỳ là gì?

Đa số phụ nữ cảm giác có triệu chứng đau đều nhẹ, có thể được coi là bình thường. Một số người thấy khó chịu ở vú trong một vài ngày trước khi có kinh. Tuy nhiên, trong cơn đau có thể nặng hoặc kéo dài lên đến 1 - 2 tuần trước khi có kinh.

Cơn đau thường giảm nhẹ ngay sau khi ra kinh. Mức độ thường thay đổi theo từng tháng. Thông thường, cơn đau ảnh hưởng đến cả hai vú. Vị trí đau nhiều ở phần trên và bên ngoài của vú, và có thể lan đến phần bên trong của cánh tay trên.

Nguyên nhân đau ngực theo chu kỳ

Do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục. Theo GS. Ayres, phụ nữ đau ngực có tỷ lệ progesteron/estrogen thấp hơn so với phụ nữ không đau ngực xảy ra ở nửa sau chu kỳ kinh.

Hậu quả của stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, gây rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh, chậm kinh hay ra kinh nhiều.

Đau ngực có thể gặp ở phụ nữ có thai giai đoạn đầu do sự tăng sinh và phát triển các ống tuyến vú, cảm giác cương đau.

Điều trị cho phụ nữ đau ngực theo chu kỳ

Không cần điều trị nếu các triệu chứng đều nhẹ. Nhiều phụ nữ yên tâm bởi biết rằng đau ngực có tính chu kỳ không phải là một triệu chứng của ung thư vú hay bệnh không nghiêm trọng.

Chỉ cần giảm yếu tố stress, nghỉ ngơi thư giãn, chế độ ăn ít chất béo, cà phê, rượu và sô-cô-la. Sử dụng áo ngực hợp lý hỗ trợ giảm đau. Dùng các vitamin B6, viatmin E.

Có thể dùng các loại giảm đau thông thường: paracetamol, hay loại giảm đau không có steroid như: ibuprofen, diclofenac.

Đối với phụ nữ trên 35 tuổi cần đi chụp phim vú, để loại trừ đau ngực do ung thư.

Phụ nư trên 20 tuổi chưa muốn có em bé, có thể dùng viên thuốc ngừa thai uống mỗi ngày cũng giúp làm giảm đau ngực.

Trường hợp cơn đau nặng nề, giải pháp dùng các loại thuốc như: danazol, tamoxifen, bromocriptine nhằm ngăn chặn nội tiết tố nữ.

Tại sao ngực đau trong chu kỳ kinh nguyệt, Sức khỏe

Đau ngực không theo chu kỳ

Ít phổ biến hơn đau theo chu kỳ và cũng có nhiều khác biệt. đau ngực có thể có mặt mọi lúc, hoặc đến và đi một cách ngẫu nhiên. Đây là loại đau ngực không liên quan đến thời gian. Có thể xác định vị trí vùng đau ở vú. Đôi khi cơn đau là cảm thấy ở một hoặc cả hai vú.

Nguyên nhân đau ngực không theo chu kỳ gặp các nguyên nhân sau:

- Chấn thương vú, một cú đánh hay do tác động lực vào vú rõ ràng gây đau.

- Khối u nang to chèn ép mô vú sẽ gây đau hoặc nhạy cảm đau khu trú.

- Nhiễm trùng vú, vú sưng đỏ, núm vú tiết dịch, thường gặp trong thời kỳ cho con bú do tắc tuyến sữa hay áp-xe tuyến vú.

Điều trị đau ngực không theo chu kỳ:

cách điều trị tốt nhất theo nguyên nhân gây đau ngực và thuốc giảm đau thông thường. Thuốc kháng viêm kèm giảm đau như diclophenac hay meloxicam sử dụng trong chấn thương vú.

Điều trị chọc hút nang hay bóc nang trong u nang to vú. phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bị nhiễm trùng vú cần dùng kháng sinh và hút sữa để tránh nhiễm trùng.

Đau có nguồn gốc ở ngoài vú

Loại thứ 3 này không thực sự là một dạng đau ngực, mặc dù người phụ nữ cảm thấy giống với đau ngực, thường đau ở giữa ngực và không thay đổi theo chu kỳ kinh, phổ biến nhất là đau khớp sườn ức, khi ấn vào xương ức nơi tiếp nối các xương sườn cảm giác đau nhiều thường do viêm sụn sườn.

Đau không phải từ vú mà do viêm khớp ở đốt sống cổ lan xuống vú. Viêm dây thần kinh liên sườn gây đau ngực.

Bệnh Zona do virút herpes zoster gây ra vị trí ở ngực cũng làm cơn đau ngực nhiều.

Điều trị đau ngực có nguồn gốc ngoài vú cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây nên, ngoài thuốc giảm đau, dùng những thuốc tác dụng đặc hiệu.

Đau ngực và ung thư vú

Đau ngực không phải là một triệu chứng sớm của ung thư vú.

Ngay cả khi đau ngực kèm với một khối u vú, nhiều khả năng là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên, có liên quan đến đau cần đi khám và đặc biệt lưu ý khi có các dấu hiệu sau:

- Một khối u nhỏ ở vú hoặc dưới cánh tay của bạn không đau.

- Có tiết dịch từ một khối u hoặc núm vú.

- Tiền căn gia đình có mẹ hay chị em gái mắc bệnh ung thư vú.

- Dấu hiệu sưng và đỏ ở vú mà không liên quan đến bé bú.

đau ngực là nỗi phiền muộn của đa số phụ nữ. Trên thực tế, triệu chứng đau này thường xảy ra theo chu kỳ làm ảnh hưởng chất lượng sống. Điều quan trọng cần đi khám và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa giúp tìm ra nguyên nhân để có kế hoạch điều trị tốt.

làm hồng se khít vùng kín

--------------------------------------------------

--------------------------------------------------
Đã đọc : 12647 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm