Các “trục trặc” của vùng kín hoặc hoạt động của tiết tố nữ giới có thể là những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh vô sinh ở phụ nữ.
Vô kinh
Thông thường, nữ giới trên 18 tuổi mà chưa có kinh hoặc đã có kinh mà bị tắt kinh quá 6 tháng liên tiếp được coi là vô kinh.
Vô kinh có thể do rất nhiều lý do như: rối loạn chức năng tuyến yên, dị tật bẩm sinh đường sinh dục (không có tử cung, không có âm đạo), không rụng trứng, suy buồng trứng…
Dịch âm đạo bất thường
Âm đạo tiết nhiều dịch bất thường, dịch có màu vàng, xanh… kèm theo mùi hôi khó chịu là những biểu hiện của viêm nhiễm, nấm âm đạo, viêm nội mạc tử cung hoặc các bệnh về đường tình dục khác.
Tuyến vú phát triển kém
Nữ giới đến tuổi trưởng thành, dưới tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể, vùng ngực của nữ giới phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng nếu quá 18 tuổi mà tuyến vú ở nữ giới còn chưa phát triển (ngực lép), nguyên nhân rất có thể bắt nguồn từ việc tiếu nội tiết tố nữ estrogen. Việc thiếu loại tiết tố này sẽ dẫn tới hoạt động kém của buồng trứng và khả năng thụ thai trong trường hợp này là rất khó
Rối loạn kinh nguyệt
Kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn, kỳ kinh không đều… là những biểu hiện của sự rối loạn nội tiết và các hormone giới tính nữ. Ngoài ra, sự phát triển chưa hoàn thiện của trứng, noãn cũng như sự viêm nhiễm của niêm mạc tử cung cũng dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Điều này làm giảm đáng kể khả năng thụ thai.
Thống kinh
Đây chính là hiện tượng đau bụng dưới lúc có kinh. Cơn đau nặng nhẹ tùy theo thể trạng có thể từng người. Đau bụng kinh thường do khí huyết lưu thông kém, dẫn tới huyết ứ làm cho kinh xuống bị trở ngại, không thông sẽ gây nên đau vùng bụng, nhất là vùng bụng dưới.
Hoạt động bất thường của tử cung cũng gây nên thống kinh như: tắc nghẽn tại cổ tử cung, nhiễm trùng, u xơ cổ tử cung, viêm vùng chậu… Điều này đã ảnh hưởng lớn tới khả năng thụ thai của nữ giới.
--------------------------------------------------