Anh ấy ngồi đó, nói chuyện với vẻ mặt vô tội. Theo chuyên gia ngôn ngữ cử chỉ Janine Driver, bạn vẫn có thể có thể phát hiện ra anh ấy đang nói dối khi quan sát mũi, lưỡi hay mắt anh ấy…
Dưới đây là những biểu hiện cho thấy anh ấy đang nói dối.
Cái lưỡi cũng biết tố cáo
Nếu bạn hỏi anh ấy một câu hỏi, anh ấy thỉnh thoảng lại liếm môi hay đẩy lưỡi ra ngoài trước khi trả lời, có thể là anh ấy đang muốn giấu một sự thật nào đó.
Nhìn bạn chằm chằm
Anh ấy nói dối nhưng lại có xu hướng cố chứng tỏ sự chân thật của mình bằng cách nhìn sâu vào mắt bạn thật lâu một cách gượng gạo, như cố để nói rằng mình không có gì phải che giấu.
Không thể thích ứng
Giống như anh ấy không thể đảo ngược thứ tự của các sự kiện trong một câu chuyện dối trá, anh ấy cũng gặp khó khăn khi điều chỉnh những thành phần trong câu chuyện. Vì vậy, khi bạn có thể bác bỏ một vài chi tiết mà anh ấy vẫn từ chối thay đổi câu chuyện của mình, bạn có thể chắc chắn rằng phần còn lại là anh ấy bịa đặt.
Ôm bạn bằng một tay
Khi nói dối, anh ấy sẽ không muốn bạn kiểm tra cái gì anh ấy nói một cách quá chặt chẽ. Và anh ấy sẽ vô thức dùng một bàn tay đưa lên mặt, nắn mũi, chà mắt hoặc gõ cằm như một nỗ lực bảo vệ những ngôn từ đang thốt ra từ miệng mình.
Mũi ấm hơn bình thường
Nghe thì có vẻ lạ nhưng theo một nghiên của trường Đại học Granada, nói dối có thể làm cho mũi của ta nóng hơn. Không thể sờ mũi anh ấy sau khi hỏi anh ấy một câu thẳng thắn, nhưng bạn có thể hôn và má bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ của mũi anh ấy. Nếu bạn cảm thấy mũi anh ấy nóng và đỏ hơn bình thường thì có thể là anh ấy đang che giấu điều gì đó.
Đôi chân nói lên nhiều điều
Khi anh ấy lấy chân mình kẹp vòng quanh chân ghế hoặc bàn, có thể là anh ấy đang muốn giữ một điều gì đó - giống như là sự thật.
Anh ấy bỗng dưng tạm dừng
Hai bạn đang “trong cuộc”, bạn thử hỏi anh ấy một câu đơn giản: “Anh đã ở đâu tối qua” hoặc “Anh có nói dối em không đấy”. Nếu anh ấy không trả lời ngay hoặc nhắc lại câu hỏi trước khi trả lời, có thể là anh ấy đang có vấn đề.
Không thể nói dối theo thứ tự
Nếu anh ấy kể một câu chuyện mà bạn thấy nó có vẻ không thật, hãy đề nghị anh ấy kể lại các sự kiện theo một thứ tự khác. anh ấy có thể nói dối theo một thứ tự a, b, c, d nhưng lại khó khăn khi kể lại theo thứ tự d, c, b, a.
Nhún vai
anh ấy nói một cách dứt khoát: “Tối qua anh đi chơi với mấy thằng bạn”, nhưng lại nhún một hoặc hai bên vai, bạn hãy coi chừng. Hành động tiềm thức này cho thấy anh anh ấy không chân thật với những gì mình vừa nói.
Có rất nhiều từ “nhưng”
Bạn liên tục được nghe những câu kiểu: “Anh biết em sẽ nghĩ là nó kỳ lạ nhưng…”, “Em nên tin điều đó nhưng…”. Hãy cẩn thận, vì đằng sau từ “nhưng” đó, dù là cái gì, nhiều khả năng cũng là lời nói dối.