hôn nhân và những sự tỉnh ngộ muộn màng

Mấu chốt của hạnh phúc trong hôn nhân là sự tương hợp. Các từ điển định nghĩa tương hợp là chịu đựng được nhau, không mâu thuẫn, loại bỏ nhau. Đó là cách giải nghĩa của người làm từ điển. Còn từ góc độ tâm lý học thì không thể định nghĩa được như thế.

Trong một trận bóng đá, nếu phải chịu đựng cá tính của ai đó thì chỉ phải chịu đựng có 90 phút. Trong một hội đồng, nếu có phải chịu đựng nhau thì cũng chỉ phải chịu đựng một, hai nhiệm kỳ. Còn với vợ chồng là cuộc sống chung một đời và không chỉ có bố mẹ mà còn có con cái. Nếu phải chịu đựng nhau suốt đời thì quả là một địa ngục.

Tôi có hai người bạn. Hồi còn là sinh viên đại học, họ yêu nhau lắm lắm, không mấy khi thấy mặt người này mà không thấy mặt người kia. Họ nhường cho nhau từ mẩu bánh mì đến tờ giấy pô-luya rất hiếm hoi thời đó. Họ san sẻ với nhau mọi buồn vui. Khi chiến tranh vào giai đoạn quyết liệt, nam sinh viên cũng phải ra trận. Chàng ra tiền tuyết, nàng cũng xung phong ra trận để được sóng gần nhau.
Sau ngày đất nước thống nhất, họ tổ chức một đám cưới tưng bừng. Bạn bè cùng lứa ai cũng thèm tình yêu của họ.

Nhưng rồi họ đưa nhau ra tòa ly hôn. Cả hai người tính chi ly với nhau trước tòa, từ cái xe đạp cà tàng đến cái công tơ điện, cái quạt bàn Liên Xô… như thể càng “cắt cổ” được nhau bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu vậy.

Ông chồng nói với tôi: “Cô ấy không có khuyết điểm Gì cả. Bọn tớ chưa bao giờ to tiếng với nhau vì cả hai đứa đều biết chịu đựng. May mà bọn tớ chưa có con”.

Bà vợ cũng nói với tôi tương tự như thế. “Hay vì chuyện không có con? Liệu có trục trặc gì không?”. “Không hề - bà vợ trả lời – Bọn tớ quyết định chưa có con vì cả hai đứa đang làm luận án phó tiến sĩ. Có lẽ tại bọn mình hiểu nhau quá kỹ chăng? Mình không cần anh ấy hiểu mình đến từng ý nghĩ, chỉ cần anh ấy yêu mình thôi, đừng hiểu nhiều qaú như thế khó sống lắm”.



Cuộc sống vợ chồng luôn lạ như thế. Thường các ông bà nông dân sống với nhau yên ổn hơn giới trí thức. Có một chị làm Trưởng ban Tư pháp một xã ở huyện Diễn Châu – Nghệ An kể với tôi: “Một nhiệm kỳ làm Trưởng Ban Tư pháp (từ là 3 năm) tôi không phải giải quyết một vụ ly hôn nào”. Còn ở các thành phố thì tòa án luôn quá tải về các vụ xử ly hôn.

Trong cuộc sống chung, người ta ít quan tâm đến trình độ học vấn mà quan tâm nhiều đến trình độ giáo dục, nghĩa là anh ấy (hay chị ấy) đã được giáo dục như thế nào. Một người được giáo dục tử tế, lối sống của họ khác với người ít được giáo dục từ bé. Người ta không khó chịu với nhau về quan điểm, tư tưởng mà khó chịu với nhau về lối sống.

Chúng ta sàng lọc, cân nhắc, lựa chọn, tìm hiểu và nhầm lẫn. Mỗi người tự đặt cho mình những tiêu chuẩn cần có của bạn đời mà về sau hầu hết đều nhận thấy những tiêu chuẩn ấy chẳng có gì đảm bảo cho hạnh phúc.
Với mảnh bằng cử nhân trong tay và chân trời tri thức trước mặt, tiêu chuẩn hàng đầu để chọn chồng của H là học vị. Mong được ước thấy, một ông tiến sĩ vừa tốt nghiệp ở nước ngoài về đã tìm H cầu hôn. Đương nhiên là H gật đầu. Nhưng, ngay trong tuần trăng mật H đã khóc sưng cả mắt vì vỡ mộng. Càng gần gũi nhau H càng hiểu chồng hơn và càng thất vọng hơn. Hóa ra đó là một ông tiến sĩ giấy. Anh ta chỉ tài có mỗi việc là nhai lại những điều mà các học giả nước ngoài đã viết đầy rẫy trong sách. Còn anh ta thì chẳng có gì. Đó thực sự là một “bông lúa lép ngẩng cao đầu”.

Rất muốn ly hôn nhưng H lại không thắng nổi tính sĩ diện. Và, thế là H cặp bồ, có con với người khác còn ông chồng tiến sĩ thì chỉ là người “tráng men”.

Trường hợp mà Hộp thư chống bạo lực gia đình của Báo GĐXH tốn nhiều công sức nhất là chị Y ở Hà Nội. Chị khá đẹp – một vẻ đẹp nền nã, dịu dàng và rất nữ tính. Tiêu chuẩn người chồng tương lai của Y là công việc và thu nhập ổn định, khỏe khoắn, mạnh mẽ, cao ráo, hiểu biết. Và chị đã tìm ra: Anh ta cao 1,76m, làm ở một liên doanh nổi tiếng, lương khá cao, ngực nở, vuông, rắn như được tạc bằng đá. Song, cuộc sống vợ chồng, bề ngoài của anh ta đã không thể hiện khả năng của mình.
Sau những lần thua trận, với ánh mắt đầy lo ngại, anh ta nhìn người vợ xinh đẹp chán chường nằm trên giường. Từ đó, cứ tối đến là anh ta khóa trái cửa, cấm vợ ra khỏi nhà. Vợ đi làm về trễ 10 phút là bị chồng đánh đòn. Đau khổ và thất vọng, Y trút tâm sự vào những trang nhật ký. Anh ta giằng lấy nhật ký của vợ đem đốt rồi hòa nước lã bắt phải nuốt hết. Khi cơ quan công an bắt tạm giam anh ta để điều tra và chuẩn bị khởi tố vụ án thì anh ta viết thư cho vợ: “Xin em tha thứ cho anh. Nếu em rút đơn kiện anh sẽ yêu thương em suốt đời và không bao giờ để em phải khổ nữa”. Mủi lòng, chị Y đã làm theo lời cầu xin của chồng để rồi mỗi tháng lại phải chịu dăm bảy trận đòn. Và, số máy của Hộp thư chống bạo lực gia đình lại rung lên.

Sai lầm của chị Y thuộc lại sai lầm phổ biến trong hôn nhân. Khi chưa yêu thì vạch ra tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nọ. Nhưng, khi đã yêu thì lập tức bị một mặt nổi trội nào đó hút mất hồn. Người ta chỉ có thể tỉnh táo khi chưa yêu còn một khi đã yêu thì không còn trí khôn nữa. Và, sự tỉnh ngộ muộn màng khiến người ta đau khổ.
(Còn nữa)
Nhật Khánh


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1696 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm