Khi bé 'nghiện' cắn móng tay

Nếu con bạn cắn móng tay, có thể bé đang lo lắng, căng thẳng về một điều gì đó. Nhưng cũng có thể là cách để bé thoát khỏi sự tò mò, nhàm chán, để giảm stress, để giết thời gian hay chỉ đơn giản là vì bé thích như vậy.

Trong số rất nhiều thói quen thể hiện sự căng thẳng như búng ngón tay, xoắn tóc, véo mũi..., cắn móng tay là hành động thường thấy nhất. Hầu hết các bé đều làm vậy, thậm chí có trẻ vẫn duy trì thói quen này khi đã lớn hơn. Khoảng 1/3 học sinh cấp 1 và 1/2 trẻ vị thành niên có thói quen cắn móng tay.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bé sẽ tự từ bỏ thói quen này. Có thể là vì tự bé thấy không thích nữa hoặc vì bị bạn bè cùng lớp chê cười.

Bạn có thể làm gì?

Để tay bé luôn “bận rộn”

Bạn nên để mắt tới bé, đặc biệt là khi bé sắp sửa cắn móng tay, chẳng hạn khi đang xem TV, hay trên ôtô… Hãy đưa cho bé cầm một thứ gì đó như một con rối, quả bóng nén hay đồ chơi có chất liệu dẻo. Cắt móng tay thường xuyên để bé không thể cắn được cũng là một cách.

Chờ đợi và hy vọng

Bên cạnh việc đưa đồ chơi để tay bé luôn “bận rộn”, tốt nhất là bạn và chồng nên thống nhất với nhau để lờ đi thói quen này của bé. Cắn móng tay thực chất là một thói quen vô ý thức, nghĩa là bé không hề nhận thức được điều mình đang làm cho đến khi bạn chú ý đến nó.

Vì vậy, việc mắng và phạt bé thực chất không có lợi gì cả. Ngay cả việc giải thích với bé về cảm giác của bạn về việc bé cắn móng tay (kinh khủng, bẩn thỉu, khó chịu…) cũng chỉ càng khuyến khích bé thêm lún sâu vào thói quen này và ngày càng lặp lại việc đó thường xuyên hơn.

Và nếu bé đang trong thời kỳ bướng bỉnh, thích làm ngược lại tất cả những gì mà bạn bảo thì hậu quả càng trầm trọng hơn.

Ở các hiệu thuốc có bán một số loại dược phẩm mùi vị không dễ chịu lắm để chữa tật cắn móng tay. Tuy nhiên, với trẻ ở tuổi này, việc bôi thuốc lên đầu ngón tay bé có vẻ giống như việc phạt bé một cách oan uổng. Thuốc bôi đó chỉ thích hợp với những bé tiểu học và chỉ khi bé thực sự muốn từ bỏ tật cắn móng tay.

Kiểm tra cẩn thận

Nếu bé cứ liên tục gặm móng tay đến mức chảy máu, hoặc bé nhai nhai móng tay và kèm thêm một số động tác khác như kéo tóc..., bạn nên nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn. Con bạn có thể đang phải chịu đựng nhiều sự lo lắng và căng thẳng hơn những bé khác.

Tuy nhiên, với phần lớn trường hợp, cắn móng tay chỉ là thói quen để bé "tiêu khiển". Bạn hãy giúp con từ bỏ nó bằng cách không khuyến khích bé; cố tình không nhận ra hoặc lờ đi những thói quen này. Và rồi một ngày, đột nhiên bạn sẽ nhận ra chúng không còn tồn tại nữa, cũng giống như thói quen dùng tã lót hay ti giả cho bé.

(Theo Mevabe.net, Babycenter)


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1879 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm