Đừng nói "không" với bé

Khi chập chững biết đi, bé rất thích được chọn lựa. Vì thế, khi con hỏi xin một điều gì đó, thay vì nói "không" một cách thẳng thừng bạn hãy đưa ra những lựa chọn thay thế khác.

Bạn hãy có cách ứng xử tích cực hơn với trẻ đang chập chững biết đi, thay vì chỉ nói "Dừng lại!", "Không", "Con đừng làm thế". Điều đó sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn và bé ngày càng tốt.

Phải nghe những lời không tích cực mà cha mẹ nói có thể khiến trẻ bị tổn thương. Vậy bạn hãy cố gắng giữ một thái độ tích cực dù là trong tình huống nào. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn:

 

1. Tạo khoảng không gian riêng để trẻ khám phá

Bạn hãy cho phép bé tự tìm hiểu trong một khu vực nhất định, nơi bé sẽ không bị thương hoặc làm hỏng đồ vật. Đó không nhất thiết phải là một phòng chơi thật lớn. Chỉ cần một khoảng trống trên tấm thảm mềm, nơi bé có thể chơi đồ chơi một cách thoải mái. Bạn cũng có thể sơn một phía tường màu đen để bé có thể vẽ bằng phấn, hoặc tạo một khung trên tường để bé vẽ.

2. Làm trẻ sao lãng và chế ngự bé

Nếu bé dùng đồ chơi để đập lên cửa kính, bạn hãy đưa cho con một cái búa đồ chơi và những khối hình hoặc chậu và xoong chảo để bé đập lên.

3. Đưa ra những sự lựa chọn khác

Khi đang chập chững biết đi, bé thích được lựa chọn, điều đó khiến bé tự tin hơn. Vì thế, khi con hỏi xin một điều gì đó, thay vì nói "không" một cách thẳng thừng bạn hãy đưa cho những lựa chọn thay thế khác phù hợp.

4. Can thiệp sớm

Bạn đừng phớt lờ trẻ và hy vọng rằng đến lúc chán bé sẽ tự dừng trò đó lại. Thực tế là bé sẽ không làm, vì thế bạn nên can thiệp sớm để bé không tiếp tục làm điều không nên.

5. Bạn không nên tán dương cách cư xử không tốt của bé

Sự chú ý của bạn là một phần thưởng có hiệu quả với trẻ. Bạn hãy tránh chú ý đến con khi bé làm một điều gì đó mà bạn không thích. Nếu bạn đã yêu cầu bé ngừng việc làm đó lại nhưng bé vẫn tiếp tục thì bạn hãy tránh xa chỗ trẻ.

6. Kiên nhẫn

Để bé học được điều gì đúng và sai bạn sẽ phải tốn thời gian với bé. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn, và không được nổi nóng.

7. Chú ý sự tiến bộ của bé

Bạn hãy nói để trẻ biết những khi bé làm điều đúng, chẳng hạn như việc không chạm vào đồ vật nào đó khi mà bạn đã yêu cầu bé không làm.

8. Kiên định

Bạn hãy xây dựng cho trẻ một thói quen cố định, điều này sẽ khiến trẻ biết được trong ngày hôm đó mình sẽ làm gì và cảm thấy được an toàn. Hãy áp dụng một số quy tắc đơn giản. Bé sẽ cư xử tốt hơn với những lời hướng dẫn rõ ràng.
Theo Vnexpress/Parent24

------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1315 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm