1. Tốt nhất nên đặt trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng?
Tốt nhất là nên đặt trẻ nằm nghiêng, luân phiên nằm nghiêng bên phải rồi bên trái và ngược lại. Ở tư thế này, trẻ sẽ đỡ bị sặc nếu trẻ trớ sữa ra. Dưới má trẻ, có thể đặt một mảnh giấy hoặc một mảnh vải mềm để lót.
2. Cần phải chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh như thế nào?
Sau khi đón trẻ từ nhà hộ sinh về, cần chăm sóc rốn của trẻ theo trình tự sau: Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lấy bông tăm tẩm dung dịch thuốc tím 5%, bôi vào thẳng vào giữa vết cắt rốn (chứ không phải xung quanh rốn). Nếu vết cắt rốn rộng và có mùi hôi thì không nên tắm cho trẻ. Hằng ngày, cần chăm sóc rốn của trẻ. Các băng dùng băng rốn cho trẻ cần phải giặt qua nước sôi và được là kỹ. Khi rốn có mùi hôi và chảy mủ, cần phải cho trẻ đến bác si nhi khoa khám.
3. Có nên ngoáy tai cho trẻ sơ sinh?
Cần phải hết sức thận trọng khi chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chỉ nên dùng bông ướt để lau vành trong và vành ngoài của tai trẻ. Chưa nên ngoáy sâu vào tai trong của trẻ.
4. Có nên dùng bông tăm ngoáy mũi cho trẻ?
Không dùng bông tăm ngoáy sâu vào lỗ mũi bé. Tốt nhất là dùng các que bông làm sẵn, đặt nhẹ và xoay tròn để các gỉ mũi quấn vào bông tăm, sau đó lựa để kéo gỉ mũi ra. Nếu lỗ mũi trẻ khô thì nên nhỏ trước vào mũi trẻ một hoặc hai giọt nước muối sinh lý, sau đó mới lấy mũi cho trẻ.
5. Có nên lau mắt cho trẻ hằng ngày không?
Nên lau mắt cho trẻ hằng ngày bằng bông ướt. Lau quanh hốc mắt, đuôi mắt của trẻ. Nếu mắt bé bị chảy nhiều nước, có thể bé đã bị viêm, nhiễm trùng mắt hoặc bệnh kết mạc. Một nguyên nhân khác làm cho nước mắt chảy là tuyến dẫn lệ bị tắc do viêm nhiễm. Cần phải đưa trẻ tới bác sĩ mắt để khám.
6. Làm thế nào để xác định bé có bị bệnh vàng da hay không?
Bệnh vàng da là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do chất Bilirubin tập trung quá nhiều trong các mô và máu của trẻ sơ sinh. Chất Bilirubin là các sắc thể có màu vàng đỏ, do sự phá hủy của các huyết tố cấu tạo thành. Vì chất này tập trung với số lượng lớn ở da nên da có màu vàng. Lúc này, lượng Bilirubin trong máu cũng tăng nhanh.
Ở mức độ bình thường, Bilirubin không gây tác hại gì đối với sức khỏe cả. Nhưng nếu lượng Bilirubin cao quá mức cho phép, nó có thể chạy lên não và làm tê liệt các tế bào của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da, cả mẹ và con sẽ phải ở lại nhà hộ sinh hoặc khoa chuyên để theo dõi lượng chất Bilirubin có trong máu.
Trẻ bị vàng da sẽ được đèn huỳnh quang có tia cực xanh chiếu vào, làm thay đổi lượng Bilirubin trong máu. Dưới tác động của một số tia khác nhau, lượng chất Bilirubin tập trung ở trong máu của trẻ sẽ bị chuyển hóa thành dạng khác, không gây hại gì cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Người ta gọi phương pháp điều trị đó là liệu pháp ảnh. Thường thì liệu pháp ảnh này được tiến hành trong khoảng 2-3 ngày hoặc lâu hơn.
Theo Afamily