Nếu bạn cảm thấy tình cảm vợ chồng đang nhạt đi và thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn nên lên kế hoạch cứu vãn cho cuộc hôn nhân của mình đi nhé.
Bạn bè quan trọng hơn bạn đời
Khi chồng hoặc vợ thường xuyên gặp gỡ bạn bè bên ngoài và dành quá nhiều thời gian cho họ có thể khiến bà xã hoặc ông xã của bạn nghĩ rằng họ không được coi trọng. Điều này sẽ nhanh chóng làm xấu đi quan hệ của vợ chồng bạn.
Dành quá nhiều thời gian cho công việc
Bạn quá tập trung cho công việc là điều tốt, nhưng khi công việc chiếm hết thời gian và tâm sức của bạn, đồng nghĩa với việc cảm xúc lãng mạn mất đi, không còn thời gian dành cho gia đình, cho người bạn đời của mình.. Điều này cứ kéo dài liên tục sẽ tạo cho nửa kia của bạn cảm giác cô đơn, thiếu được quan tâm, dần dần khiến họ chán nản, buồn tủi và nảy sinh tâm lý buông xuôi.
Mở mồm ra là tranh luận, cãi vã
Một khi mối quan hệ bắt đầu mục nát, thì mọi sự lập luận giữa hai bạn, sự công kích dành cho nhau có vẻ như luôn không có điểm dừng. Lúc này bạn đã chỉ còn chú ý đến lợi ích của mình mà không quan tâm xem điều đó có ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai bạn hay không. Thậm chí, có lúc, bạn còn muốn tăng thêm mâu thuẫn để kết thúc cuộc hôn nhân của mình nghĩa là cuộc hôn nhân này đang thực sự bế tắc và có dấu hiệu sụp đổ.
Không có quan hệ tình dục
Ngay cả khi mọi thứ trong mối quan hệ của riêng 2 vợ chồng nói riêng và gia đình bạn nói chung vẫn diễn ra tốt đẹp, vui vẻ mà 2 vợ chồng có chiều hướng nhạt dần chuyện "yêu" thì bạn cũng nên xem lại. Nếu vì những lý do bệnh lý thì cần có hướng điều trị để mọi chuyện tốt hơn. Còn nếu vì không còn hứng thú và cảm xúc, điều đó thực sự nguy hiểm. Nếu bạn và người chồng của mình hoàn toàn xa lạ với nhau trong đời sống tình dục thì bạn nên xem xét kỹ lại tất cả các vấn đề, trước khi để mọi chuyện trở nên lỏng lẻo, dễ tan rã.
Có mâu thuẫn với gia đình vợ/chồng
Khi vợ có mâu thuẫn với gia đình nhà chồng và ngược lại thì chồng hoặc vợ sẽ là người kẹt giữa và thấy khó xử nhất. Một đằng là vợ (chồng) một đằng là gia đình, biết bênh bên nào? Nếu bênh vợ(chồng) thì mang tiếng là sợ vợ, còn bênh gia đình thì kiểu gì cũng làm đối phương giận dữ, tổn thương... Nếu mực độ xung đột, mâu thuẫn vẫn dừng lại ở mức độ cho phép, thì mọi chuyện vẫn có thể hàn gắn nhưng khi mâu thuẫn diễn ra ngày một thường xuyên và mức độ tăng lên, nó sẽ trở thành nguyên nhân phá hoại gia đình nhỏ của bạn. Trước khi nói hoặc làm gì với gia đình chồng(hoặc vợ), hãy suy nghĩ cho một nửa của mình, xem anh ấy(hoặc cô ấy) có hài lòng vì việc làm của bạn không, nếu thực sự muốn mọi chuyện tốt đẹp.
Không còn tin tưởng nhau
Niềm tin là nền tảng cho bất cứ mối quan hệ nào. Khi mất niềm tin, người ta sẽ ngờ vực lẫn nhau, mâu thuẫn, căng thẳng tất yếu phát sinh. Khi không còn tin nhau, người ta sẽ không tìm được điểm tựa cho sự hòa giải và đó là nguyên nhân của các cuộc cãi vã không ngừng.
Bạn bắt đầu nghĩ đến cuộc sống sau chia tay
Khi nào bạn bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc sống hậu ly hôn kiểu như: một tài khoản ngân hàng riêng, một chiếc xe riêng... nghĩa là “chúng ta” đã trở thành “anh” và “tôi”, điều này hứa hẹn cuộc ly hôn đã gần ngay trước mặt. Cuộc hôn nhân của bạn không mau thì chóng cũng tan đàn xẻ nghé.