Sau sinh, buồng trứng của bạn lại có thể nhanh chóng hoạt động trở lại, thậm chí khi bạn đang cho con bú. Chính vì thế, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh thai nếu không muốn bị mang thai ngoài ý muốn.
Hình dáng “cô bé” có thay đổi sau sinh?
“Cô bé” có tính đàn hồi rất lớn. Nó có thể giãn nở ít hay nhiều tùy vào nhu cầu. Đặc biệt, khi sinh em bé, nó có thể giãn nở đến mức cao nhất, đủ để em bé chui ra thoải mái và sau đó trở lại hình dáng, kích thước đẹp đẽ ban đầu.
Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ khiến âm đạo giãn quá nhiều trong lúc sinh. Đó là trường hợp chuyển dạ lâu, thai quá to, sổ thai chậm… làm cho “cô bé” khó trở lại kích thước ban đầu. Tình trạng này thường kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện.
Có điều nên lưu ý chị em nói chung là, âm đạo cũng như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, “muốn khỏe mạnh thì phải tập thể thao”. Đối với chị em lớn tuổi, đã từng sinh nở thì điều này càng vô cùng cần thiết.
Bài thể dục tốt nhất để rèn luyện sự khỏe khoắn, dẻo dai cho nơi đó có tên là Kegel. Nó không những tăng cường sức khỏe, làm cho nơi ấy “săn chắc, chặt chẽ” hơn mà còn rất tốt cho xương chậu của chị em.
Các nhà chuyên môn gọi đây là bài tập giúp “lên đỉnh” dễ dàng, mạnh mẽ hơn. Đơn giản lắm, các chị hãy ngồi xuống, tập co bóp cơ âm đạo bằng cách hít thật sâu vào như thể đang cố nhịn tiểu. Cứ thế mà lặp đi, lặp lại động tác đó nhiều lần và có thể tập bất cứ khi nào.
Sau sinh, khi nào "đèn đỏ" quay lại?
Sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã trở lại bình thường và bất chấp sự bất tiện này, hầu hết phụ nữ cảm thấy hài lòng và bắt đầu quay lại với thói quen đã có từ trước đây. Điều này xảy ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính – cơ thể bạn và cách bạn cho con bú. Nếu bạn không cho con bú, thì bạn sẽ thấy chu kỳ của mình xuất hiện trong khoảng 6 tuần sau sinh, nhưng cũng có người mất 8-10 tuần mới thấy.
Nếu bạn đang cho con bú, chu kỳ có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sau khi sinh bởi lượng kích thích tố progesterone và estrogen, cần thiết cho quá trình rụng trứng và kinh nguyệt, giảm mạnh sau khi sinh. Nhiều chị em phải mất 12-18 tháng mới thấy “đèn đỏ” quay trở lại nếu cho con bú đều.
"Yêu" lần đầu sau sinh đã cần dùng biện pháp tránh thai?
Nếu bất cẩn chỉ cẩn một lần “yêu” mà không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào sau khi sinh thì bạn đều có thể có nguy cơ bị mang thai ngoài ý muốn.
Lý giải cho điều này là bởi, buồng trứng của bạn lại có thể nhanh chóng hoạt động trở lại, thậm chí khi bạn đang cho con bú. Chính vì thế, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh thai nếu không muốn bị mang thai ngoài ý muốn. Để tránh điều này, bạn sẽ phải suy nghĩ về các biện pháp tránh thai:
Bao cao su: Bao cao su không cần một đơn thuốc, vì thế chúng đặc biệt dễ dàng cho các cặp vợ chồng có vợ mới sinh sử dụng. Nhưng âm đạo khô là tình trạng phổ biến sau khi sinh, thậm chí là kéo dài trong suốt thời kỳ cho con bú, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng bao cao su có chất bôi trơn hoặc sử dụng chất bôi trơn cho cá nhân.
Màng tránh thai dẻo: Nếu bạn cảm thấy hài lòng với việc sử dụng màng tránh thai dẻo từ trước khi có bầu, thì bằng mọi cách hãy sử dụng nó sau khi sinh xong. Bạn nên đi đặt lại một chiếc màng mới hoặc đi đặt lần đầu nếu bạn chưa sử dụng bao giờ vào khoảng 4-6 tuần sau khi sinh, khi mà tử cung và cổ tử cung đã trở lại kích thước, thường là hơi nhỉnh hơn một chút so với thời con gái.
Vòng tránh thai: Các bác sỹ không chắc chắn nguyên nhân, nhưng vòng tránh thai sẽ kém tác dụng hơn sau khi phụ nữ trải qua kỳ sinh nở. Vì vậy, các bà mẹ cần tham khảo và trao đổi cùng bác sĩ thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp tránh thai này.
--------------------------------------------------