Trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng gà có thể sẽ bị nổi mề đay, đau bụng, đi ngoài…
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, người lớn có thể cho trẻ ăn bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài. Thông thường, người lớn hay cho trẻ ăn thêm trứng vì trứng có rất nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyen các bà mẹ không nên cho con mình ăn lòng trắng trứng.
Lòng trắng trứng có chứa khá nhiều protein, khi trẻ ăn vào rất có thể bị dị ứng với các phân tử protein này, dẫn đến bệnh chàm, bệnh mề đay và các bệnh khác. Chính vì vậy, tốt nhất là người lớn không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, trứng bị sóc có thể làm phá vỡ lớp màng bảo vệ, vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong gây có mùi lạ và có độc tố. Trẻ ăn phải loại trứng này sẽ không đảm bảo sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Một lý do nữa, đó là trứng tươi nếu được bảo quản và lưu trữ quá lâu thì chất lượng sẽ thay đổi, các chất dinh dưỡng không còn như trước. Vì vậy, nên tránh cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sử dụng loại trứng này.
Từ 9 tháng đến 1 tuổi
Từ thời điểm này, trẻ đã ăn được lòng trắng trứng. Bạn có thể thay thế thịt hoặc cá 1-2 lần mỗi tuần bằng nửa quả trứng gà. Tránh cho trẻ ăn khi trứng chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn bánh ga tô được làm từ trứng gà và bột mỳ. Từ 1 đến 3 tuổi
Bạn có thể cho trẻ ăn 1- 2 bữa trứng mỗi tuần, mỗi bữa 1 quả. Không nên cho ăn trứng quá nhiều vì sẽ tăng nguy cơ béo phì. Từ thời điểm này, trẻ có thể ăn trứng còn lòng đào nhưng đảm bảo là phải tươi. Lưu ý
- Không cho trẻ ăn trứng khi đang cảm sốt bởi lượng protein cao trong thực phẩm này sẽ làm thân nhiệt tăng cao và trẻ khó bình phục.
- Nếu trẻ dễ bị dị ứng nên lùi thời gian làm quen với thức ăn này đến sau 1 tuổi.
Theo Afamily