Một người bạn gái kể cho tôi nghe một câu truyện ly hôn của bàn ta, một chuyện thật đau khổ. Chồng bà ta đã đi yêu một người phụ nữ trẻ hơn và đột ngột báo cho bà ta biết sẽ đi với người phụ nữ này. Trong nhiều tháng, bà ta chịu cay đắng về chuyện nhà cửa, chuyện chăm sóc con cái.
Bây giờ, sau nhiều tháng, bà ta nói với tôi, bà ta thích cảnh sống độc lập, rằng bà ta cảm thấy sung sướng vì sống một mình. " Tôi không còn nghĩ tới ông ta nữa, tất cả những điều đó không còn làm tôi xúc động nữa", bà ta giải thích. Nhưng chỉ một thoáng sau khi bà ta nói những lời này, mắt bà ta nhoà lệ.
Tôi có thể không chú ý tới điều này. Nhưng sự đống cảm khiến tôi hiểu rằng nước mắt người bạn gái của tôi biểu hiện nỗi buồn của bà ta, tuy những lời giải thích của bà ta đòi hỏi sự thông minh giống như khi đọc một trang giải thích dài dòng. Một bên thuộc về tinh thần xúc cảm, một bên thuộc về tinh thần lý trí. Theo một nghĩa rất hiện thực, chúng ta có hai thứ tinh thần: một tinh thần suy nghĩ, còn tinh thần kia thì cảm nhận.
Sự tác động qua lại của những công cụ nhận thức khác nhau về căn bản ấy đẻ ra đời sống nội tâm của chúng ta. Tinh thần thứ nhất, theo lý trí, là cách hiểu mà nói chung, chúng ta có ý thức hơn: điềm tĩnh, suy ngẫm, cảm nhận sự hiện hữu của nó. Nhưng có một hệ thống nhận thức khác, bốc đồng, mãnh liệt hơn đôi khi không logic: tinh thần xúc cảm.( Chúng ta sẽ có một sự mô tả đầy đủ hơn về những đặc trưng của nó sau)
Sự chia đôi giữa xúc cảm/ lý trí về đại thể phù hợp với sự phân biệt giữa trái tim với cái đầu. Khi người ta cảm thấy "từ đáy lòng mình" rằng một cái gì đó là có thật, thì cái đó thuộc về mức độ tin chắc gần như sâu hơn, khác với mức độ do tinh thần lý trí đem lại. Mức độ kiểm soát bằng lý trí hay bằng xúc cảm của tinh thần thay đổi dần dần: một tình cảm càng mạnh thì tinh thần xúc cảm càng chi phối và tinh thần lý trí càng mất đi tính hiệu quả. Điều này đường như phản ánh lợi thế tiến hoá mà chúng ta đạt được theo các lứa tuổi, khi để cho những cảm xúc hay trực giác chi phối những phản ứng ngay tức khắc của chúng ta trong những hoàn cảnh nguy hiểm, khi người ta không thể tự cho phép mình suy nghĩ trước khi hành động.
Trong phần lớn các trường hợp, tinh thần xúc cảm và tinh thần lý trí hoạt động với nhau hết súc hài hoà, kết hợp với những cách nhận thức rất khác nhau của chúng ta để hướng dẫn chúng ta trong thế giới bao quanh ta. Thông thường là có sự cân bằng giữa hai thứ tinh thần ấy, tinh thần cảm xúc thì cung cấp thông tin cho những thao tác của tinh thần lý trí, còn tinh thần lý trí thì tinh chế và đôi khi từ bỏ những dữ kiện do tinh thần cảm xúc cung cấp. Thế nhưng, tinh thần lý trí và tinh thần cảm xúc là hai năng lực độc lập một nửa, và như chúng ta sẽ thấy, mỗi năng lực phản ánh sự vận hành của những cấu trúc não bộ khác nhau như liên kết với nhau.
Rất thường khi sự vận hành cảu hai thứ tinh thần ấy được phối hợp với nhau một cách tinh tế; tình cảm tỏ ra rất cốt yếu cho tư duy và tư duy cũng tỏ ra cốt yếu cho tình cảm. Nhưng khi những đam mê lồng lên, thì tinh thần xúc cảm chiếm ưu thế.
Jupiter, vì không muốn cho cuộc đời của con người bị buồn bã và uể oải, nên đã đem lại cho con người nhiều đam mê hơn lý trí. Sự chênh lệch này là khoảng 20 với 1. Ngài đã nhốt lý trí vào góc nhỏ trong đầu, và để cho phần còn lại của thân thể tiếp xúc với những chấn động của các đam mê. Ngài bắt lý trí phải đương đầu với hai kẻ thù không thương xót cảu nó, sự giận dữ ở trung tâm sự sống,. và sự dâm dục thì chi phối những phần dưới. Lý trí làm được gì khi phải chống lại hai sức mạnh ấy liên kết với nhau? Hành vi con người sẽ dạy cho các người điều đó. Nó có thể kêu lên và đưa ra các bài học không được nguời ta nghe theo. Những thần dân nổi loạn kêu to hơn ông chủ của họ, cho đến khi ông chủ kiệt sức và buông dây cương cho họ.
Jupiter, vì không muốn cho cuộc đời của con người bị buồn bã và uể oải, nên đã đem lại cho con người nhiều đam mê hơn lý trí. Sự chênh lệch này là khoảng 20 với 1. Ngài đã nhốt lý trí vào góc nhỏ trong đầu, và để cho phần còn lại của thân thể tiếp xúc với những chấn động của các đam mê. Ngài bắt lý trí phải đương đầu với hai kẻ thù không thương xót cảu nó, sự giận dữ ở trung tâm sự sống,. và sự dâm dục thì chi phối những phần dưới. Lý trí làm được gì khi phải chống lại hai sức mạnh ấy liên kết với nhau? Hành vi con người sẽ dạy cho các người điều đó. Nó có thể kêu lên và đưa ra các bài học không được nguời ta nghe theo. Những thần dân nổi loạn kêu to hơn ông chủ của họ, cho đến khi ông chủ kiệt sức và buông dây cương cho họ.
Nguồn: "Trí tuệ xúc cảm" của Daniel Goleman