Vợ hay chồng hay nói dối hơn?

Không nên nói dối, nhất là với những người thân yêu của mình. Thế nhưng trong cuộc sống gia đình, sẽ có lúc chúng ta phải phân vân: nói thật hay nói dối, cái nào… tốt hơn?

Để không trở thành kẻ xấu xa, để giữ yên bình cho gia đình, để giữ uy tín với con cái… đôi khi người ta phải nói dối. Đôi khi bạn cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh mà nói dối là cách duy nhất giúp ta giải quyết mọi khó khăn.

Trung tâm nghiên cứu SuperJob.ru đã tiến hành một nghiên cứu với 3.000 người trên 18 tuổi với chủ đề "Đàn ông và đàn bà trung thực đến mức nào với nhau?". Họ phải trả lời câu hỏi quan trọng nhất: “Bạn cho rằng có thể lừa dối người bạn đời của mình hay không?” và nhiều câu hỏi liên quan khác.


Kết quả thu được cho thấy: 76 % người được hỏi cho rằng không nên dối trá người bạn đời của mình.

Thế nhưng bên cạnh đó, gần ¼ số người được hỏi (24%) tin rằng, sự dối trá giữa vợ và chồng có thể chấp nhận được nếu điều đó  nhằm mục đích cứu vãn mối quan hệ gia đình. Đằng sau quan niệm này thực sự là mục đích che đậy sự lừa dối trong quan hệ hôn nhân (26% người có quan niệm này đã kết hôn, chỉ 23% người chưa kết hôn chính thức cũng nghĩ như thế)

Họ cho rằng có thể không trung thực trong hôn nhân trong trường hợp “để bảo vệ gia đình”, “để không làm tổn hại gia đình” hoặc “nếu cần, để giữ yên bình cho gia đình”.

Kết quả này cũng cho thấy đàn ông nói dối nhiều hơn phụ nữ (27% đàn ông và 21% phụ nữ). Phái mạnh chọn lựa sự lừa dối “để tránh xung đột”,  “để vợ không phải lo lắng và tránh những cuộc giải thích không cần thiết” và cũng có mục đích nói dối để giải quyết những "vấn đề tài chính”.

phụ nữ công nhận rằng họ thường nói dối khi “tình huống liên quan đến tiền bạc”,  “về những chuyện vặt vãnh”, “để anh ấy không ghen tuông” và cả khi  “là những bất ngờ thú vị cho anh ấy”.

Những người trung thực nhất hóa ra lại là các chàng trai và cô gái trong độ tuổi trước 23  (81%). Những người chưa bước vào hôn nhân có lẽ là những người coi “sự thật cay đắng còn hơn là lời nói dối ngọt ngào”  là đúng hơn cả (77% so với 74% người có vợ và 78% so với 72% người chưa có con).


 

“Dù gì đi chăng nữa thì cũng phải nói thật”  - những người này tuyên bố như vậy. Thế nhưng chính họ cũng hiểu rằng đôi khi cũng có những sự trung thực quá đau lòng không nên nói ra trong đời sống vợ chồng.

“Tốt hơn hết là không nói dối, nhưng có những tình huống bắt buộc, thí dụ, ý kiến của bạn có thể làm tổn thương người ấy”, “Nói chung là tôi không thích nói dối, và cố gắng không bao giờ xử sự như thế. Nhưng tôi có thể im lặng về một điều gì đó vì sự bình yên của những người xung quanh hay để không làm lộ bí mật của người khác”.

“Trong suốt 20 năm sống chung, tôi cũng đã phải vài lần “láu cá” một chút. Nhưng nói dối thì không” – đó là một trong những câu thường nghe thấy nhất của những người… láu lỉnh.

Có thể hoàn toàn không có sự dối trá nào trong mối quan hệ của phụ nữ và đàn ông? Và làm thế nào để nhận ra sự dối trá?

“Đôi khi sự thật lại nghe có vẻ khó tin - Tiến sĩ tâm lý Yuri Levchenko nói – còn những lời nói dối khéo léo giống như những hành động đơn giản và dễ hiểu thì lại được tin nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì thế mà có rất ít những người trưởng thành hoàn toàn trung thực. Thậm chí ít và "quý hiếm" tới mức có thể cho họ vào... sách đỏ.

Nhưng thực ra vợ chồng thường biết nhau rất rõ và vì thế họ luôn có thể xác định trong hoàn cảnh nào người kia nói dối. Hơn thế nữa, họ còn có thể biết chắc đến 99% vì sao người kia lại phải nói dối. Và cuối cùng thì việc phải nói cho rõ mọi chuyện cũng sẽ xảy ra.


 

Thông thường người ta chọn chiến thuật rất đúng đắn là không vội vàng vạch trần sự thật và lôi ra ánh sáng nguyên nhân của lời nói dối. Nếu giữa chồng và vợ có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, trước hay sau gì người kia cũng thú nhận và xin lỗi. Sau đó mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Phải thừa nhận là phụ nữ kiên nhẫn hơn đàn ông trong vấn đề này.

Thế nhưng có rất nhiều phụ nữ lại quá đa nghi, không biết lắng nghe và quan trọng nhất là không hiểu chồng mình. Những người phụ nữ như thế thường đẩy chồng mình tới việc phải nói dối và nghịch lý là sau đó họ lại cố gắng tin vào điều đó. Giống như trong câu chuyện cười về người chồng phải giải thích về "sự trung thực" của mình như sau: “Nếu tôi bắt đầu nói dối rằng tôi bận công việc hay uống rượu với bạn bè - vợ tôi sẽ nghi ngờ và không tin. Nhưng nếu tôi phát cáu lên và nói rằng tôi đã phản bội cô ấy thì cô ấy lại phá lên cười và cho rằng tôi đi nhậu về".

Đôi khi, việc nói dối giữa hai người là cần thiết trong một hoàn cảnh nào đó, nhưng nó không bao giờ là chiếc phao cứu sinh tốt nhất. Sự trung thực luôn ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ. Vì thế bạn đừng sợ nói sự thực. Vấn đề chỉ là nói ra như thế nào mà thôi".

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2374 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm