stress!!! stress!!!!!!!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Nếu trong nhiều năm trước đây, cholesterol lúc nào cũng phải “chịu trận” trước “búa rìu dư luận”, thì nay stress là đề tài đang “đứng đầu ngọn gió”. Rất nhiều vấn đề phức tạp bỗng trở thành đơn giản khi stress bị áp đặt là thủ phạm. Trong rất nhiều trường hợp, stress bị cho là nguyên nhân trong khi trên thực tế stress lại là lối thoát, vì nhờ có “anh chàng stress há miệng mắc quai” mà nhiều người có thể giải thích lý do thất bại một cách trót lọt.

stress hiện nay bị đồng hóa với hình ảnh của điều gì sai trái, của gánh nặng giữa đàng phải mang vào cổ, của nguyên nhân sinh đủ loại bệnh... Sai. stress là một phần của cuộc sống kể từ khi con người hiện hữu. Không lẽ stress là điều xa lạ với người tiền sử khi phải sống ẩn mình trong hang động trước nanh vuốt của muôn loài thú dữ? Chạy đua với khủng long mà chưa đủ stress hay sao? Không lẽ đến bây giờ, khi bước vào thế kỷ 21, với tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc thì cuộc sống mới đầy rẫy stress? Không. stress và cuộc sống là hai mặt không thể tách rời. Cuộc sống và stress phải gắn chặt với nhau như “tình bằng hữu thâm giao”.

Đúng thế. Cơ thể con người ngay từ đầu đã được cấu tạo để thích ứng với mọi tình huống hiểm nguy. Khả năng đó có tên là bản năng sinh tồn. Bản năng đó không đợi đến đủ điều kiện khách quan nhất định mới thành hình, cũng không cần phải sau thời gian tiến hóa mới chín mùi, mà đã được khảm sâu không biết từ bao giờ trong di thể tế bào để lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính nhờ bản năng sinh tồn mà con người trải qua bao thăng trầm, biến đổi vẫn tồn tại và phát triển cho đến hôm nay. Như thế, không thể quan niệm mọi hoàn cảnh đánh thức bản năng sinh tồn là vô ích cho cuộc sống. Ngược lại là khác, nhờ có stress mà tiềm năng đề kháng của cơ thể mới có dịp triển khai tối đa. Tùy theo cái nhìn dựa trên hậu quả mà stress trở thành bạn thân hay kẻ thù của con người.

 

Câu trả lời tùy thuộc vào tần số và cường độ của stress. Chọn một thí dụ về trường hợp người bất ngờ bị thương nặng thì sẽ rõ. Tình huống đó với cơ thể chính là một thể dạng của stress. Hoàn cảnh khi đó rõ ràng nằm ngoài dự kiến và giải pháp thì vượt ngoài khả năng bình thường của cơ thể. Do đó, cơ thể bắt buộc phải phản ứng một cách bất thường và với các phương tiện không bình thường. Trước hết, khi não bộ vừa ghi nhận tình huống “stress”, tuyến yên sẽ có thái độ ngay tức khắc bằng cách phát lệnh tung ra “lực lượng phản ứng nhanh” thông qua biện pháp huy động hệ thần kinh giao cảm và một số tuyến nội tiết. “Nhanh nhẩu vô cùng” là tuyến thượng thận với các loại nội tiết tố chống stress như adrenalin và cortisol. Trong vài phần ngàn của một giây đồng hồ, chất đường trong máu và chất mỡ trong mô liên kết được phân hủy cấp kỳ để cung cấp năng lượng cho “chiến trường” đang sôi động. Bên cạnh adrenalin, tuyến giáp trạng cũng lập tức trợ lực. Trái tim nhờ đó đập nhanh hơn, đập mạnh hơn để đẩy máu mang dưỡng khí đến cơ quan đang có nhu cầu khẩn cấp. Cùng lúc đó, nội tiết tố cortisol góp phần ngăn chặn tình trạng viêm tấy, gia tốc phản ứng đông máu và ức chế cảm giác đau. Người gặp nạn nhờ đó có thể cắn răng chịu đau giỏi hơn lúc bình thường. Vì phải tập trung sức lực vào mục tiêu cấp cứu nên cơ thể đồng thời chủ động dập tắt nhiều quy trình khác để tránh tiêu hao năng lượng. Chính vì thế mà mọi hoạt động thuộc chức năng tư duy, tiêu hóa, tăng trưởng, sinh dục... đều phải tê liệt trong suốt thời gian còn bóng dáng của stress.

 

Cường độ và mức độ hiệu quả của phản ứng chống “stress” tất nhiên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ cơ tạng cho đến hoàn cảnh tâm lý của mỗi đối tượng cá biệt. Nhưng nói chung, phản ứng chống stress, nếu xét về mặt cơ chế vận hành, là một quy trình hoàn hảo và hoàn toàn cần thiết cho mục tiêu sinh tồn. Điểm đáng tiếc chỉ xảy ra khi cơ thể vì lý do nào đó phải huy động phản ứng chống stress quá thường, khiến khoảng thời gian hồi phục giữa hai lần stress quá ngắn. Nhiều chức năng của cơ thể vì thế hầu như phải chịu cảnh chầu rìa, vì chưa kịp bắt tay tái hoạt động thì lại... nghỉ việc!

 

Trên cơ sở vừa trình bày, biện pháp ngăn chặn hậu quả của stress không thể ra ngoài hai phương án: hoặc có cách nào để não bộ đừng ghi nhận áp lực của stress như một tình huống nguy cấp; hoặc có cách nào kéo dài khoảng thời gian ngơi nghỉ giữa hai đợt tiến công của stress.

 

Trong cuộc sống hiện nay, dù muốn hay không cũng không thể loại bỏ stress, thì cách tốt nhất là “biến thù thành bạn”, để cùng stress “tay trong tay” đi trọn con đường đã lỡ chọn. Nhưng muốn biết làm sao để có thể chung sống lâu dài với stress mà không ngã bệnh, trước mắt phải kiên nhẫn chọn giải pháp khác, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2949 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm