Trẻ con học cười trước khi học nói. Cười có hai loại chính. Cười không chỉ vui vẻ mà còn thể hiện nhiều điều khác…
Nụ cười và ý nghĩa của nụ cười
Cười cũng có nhiều cách diễn đạt. Các nhà khoa học cho rằng có hai kiểu cười: một loại cười với niềm hân hoan trong sáng và một loại chỉ như phương thức truyền thông điệp xã hội. Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ có tính tự kỷ thường không cười theo loại hai vì chúng thường rất ít khi cười.
Các nhà khoa học nghĩ rằng hàng triệu năm trước, nụ cười đã xuất hiện trước tiếng nói con người. William Hudenko, một nhà tâm lý học ở ĐH Ithaca nhận định, nụ cười giống như một loại hình biểu đạt thông tin xuất hiện sớm giúp con người giao tiếp với nhau và lập thành một nhóm người.
Trẻ em học cười trước khi học nói
Nhà tâm lý học Hudenko phát biểu “Chúng tôi nghĩ những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu dùng nụ cười để nhận những người thân quen, những người thường xuyên chăm sóc chúng. Nụ cười chính là cách chúng tiếp cận đầu tiên với loài người. Trước khi chúng có thể nói, gọi thì nụ cười là cách tốt nhất để chúng xác định người thân của mình”.
Hudenko nói “Trong cuộc sống, chúng ta cười như một cách bôi trơn bánh xe xã hội”.
Cười có hai loại hình chính: cười ra tiếng và cười không ra tiếng
Những nhà tâm lý học khám phá ra, cười có hai loại chính: cười ra tiếng và cười không ra tiếng. Ông Hudenko bày tỏ “Chúng tôi cần nghiên cứu xa hơn để hiểu rõ chức năng khác nhau của cười ra tiếng và cười không ra tiếng. Nhưng giả quyết được chúng tôi thiên về nhiều nhất đó là cười không ra tiếng thường được dùng trong các mối quan hệ tương tác trong xã hội, còn cười thành tiếng để nói lên những xúc cảm tích cực từ bên trong mỗi người”.
Cười thành tiếng, ví dụ cười rung rốn thường xuất phát từ bên trong người cười. Chúng ta tạo ra âm thanh cùng với cung bậc cảm xúc vì vậy đây là cách cười tự nhiên và thanh thoát.
Còn cười không thành tiếng thường thiên về việc diễn đạt mục đích xã hội, ví dụ như cười trong khi nói chuyện kết bạn. Cười không thành tiếng thường đi kèm với ngôn ngữ cơ thể ví dụ như nhăn mũi, nheo mắt… Người lớn thường cười theo mục đích khác nhau. Trong khi trẻ con lại cười một cách vô tư, trong sáng và không có chút toan tính, chính vì vậy nụ cười trẻ con không phân biệt được cười thành tiếng hay cười không thành tiếng.
Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu của nhà tâm lý Hudenko nhận định những đứa trẻ tự kỷ không có nụ cười không thành tiếng, nghĩa là chúng cười không có mục đích giao tiếp xã hội.
Cười cũng cần có kỹ năng
Chính việc xác định được trẻ tự kỷ không có cách cười như người bình thường nên các nhà khoa học mới nhận xét cười cũng cần có kỹ năng.
Ông Hudenko bày tỏ “Chúng tôi hy vọng nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp giải quyết được vấn đề khó khăn của trẻ tự kỷ vì nghiên cứu này cho thấy nếu có kỹ năng cười thì những đứa trẻ tự kỷ sẽ nhanh chóng làm quen và hoà đồng với các mối quan hệ”.
Thực tế, các nhà nghiên cứu cho rằng con người chúng ta hầu hết thích nghe những nụ cười ra tiếng hơn là cười không thành tiếng. Đây có thể gọi là lẽ tự nhiên. Vì chúng ta ai cũng thích sự trong trẻo hơn là sự toan tính.