Làm gì để trẻ không tổn thương khi bố mẹ ly hôn?

Trẻ em phải chịu nhiều thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn. Vì vậy, nếu không thể sống chung một mái nhà, bố mẹ nên khéo léo ứng xử để con cái vẫn cảm thấy được yêu thương, không quá bị tổn thương.

Những điều trẻ mong muốn khi bố mẹ ly hôn

Trẻ muốn cả bố và mẹ đều liên quan đến cuộc sống của chúng, nếu không, chúng sẽ cảm thấy mình không còn là người quan trọng đối với bố mẹ nữa.

Bố mẹ nên ngừng tranh cãi, tìm cách đồng thuận đối với những gì liên quan đến con trẻ. Khi bố mẹ gây hấn với nhau vì đứa trẻ, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy mình đã làm điều gì đó sai trái và có lỗi.

Trẻ muốn được yêu thương và tận hưởng những phút giây ngọt ngào khi ở hai bên bố hoặc mẹ. Hãy để cho con trẻ được thỏa mãn mong ước những khi có thể.

Khi nói chuyện về nhau, hãy nói những lời tốt đẹp để trẻ luôn cảm thấy bình thường. Nếu người bố hoặc mẹ nói những điều không tốt về người còn lại, trẻ sẽ nghĩ bạn đang muốn chúng đứng về phía của bạn.

ly hôn, cha mẹ, con cái, tổn thương

Những điều cần lưu ý khi bố mẹ ly hôn

Bố mẹ cần thống nhất và chuẩn bị kỹ câu từ để nói với con. Bạn có thể đề cập thẳng vấn đề với lời lẽ thật nhẹ nhàng và đơn giản.

Đối với trẻ lớn tuổi, chúng có thể yêu cầu bố mẹ đưa ra một lời giải thích về những mâu thuẫn dẫn đến việc ly hôn. Bạn cần chuẩn bị để giải thích. Có thể không cần quá chi tiết, cụ thể; nhưng dứt khoát phải làm cho trẻ hiểu rằng cuộc chia tay sẽ không quá ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của chúng.

Đừng hứa hẹn những gì mà hai người không thể mang lại cho con cái để tránh không làm cho trẻ hi vọng mơ hồ. Nhiều đứa trẻ thấy bố mẹ không giữ đúng lời hứa, đâm ra buồn bã, thất vọng và trở nên tự kỷ khi nghĩ mình bị bỏ rơi.

Bố mẹ không nên trách móc, đổ lỗi cho nhau hay lôi kéo con về phía mình và buộc chúng phải tránh xa người kia. Điều này không tốt cho trẻ, chỉ khiến trẻ thêm bối rối và khổ sở.

Hãy giúp con đối mặt với sự thật

Khi bố mẹ ly hôn, chắc chắn con trẻ sẽ không tránh khỏi sự buồn tủi, mặc cảm và xấu hổ với bạn bè. Đối với trẻ đã lớn, chúng cần sự quan tâm đặc biệt của người thân, thầy cô và bè bạn. Hãy cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội theo nhóm, đoàn thể để giúp chúng vơi đi suy nghĩ về cuộc hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ, đồng thời giúp chúng hiểu mình vẫn may mắn khi còn đầy đủ hai bậc sinh thành.

Hãy làm gương cho con

Bố mẹ bố mẹ nên thận trọng trong việc cư xử với con khi giận giữ, buồn rầu hay trách móc. Hãy ứng xử một cách tích cực với con để dạy con những bài học về giá trị cuộc sống, giúp con hiểu và vượt qua những thời điểm khó khăn.

Hãy quan tâm hơn đến con

Có nhiều trẻ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, căng thẳng và thiếu tự tin sau khi bố mẹ ly hôn. Điều này sẽ khiến các em dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội. Nếu không duy trì được mối quan hệ tốt sau khi ly hôn, thì ít nhất bạn cũng phải làm người bố, mẹ tốt để giúp con vững bước trong tương lai.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 989 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm