Anh K.N.M 30 tuổi, mới kết hôn nhưng ngay lần đầu được biết đến ''mùi'' cuộc sống vợ chồng anh đã không thể làm cho vợ hạnh phúc. Tình trạng ''lực bất tòng tâm'' khiến cả hai vợ chồng luôn trong tâm trạng căng thẳng và không được như ý.
Cực chẳng đã, vợ chồng chị N.T.T. phải tìm đến Đơn vị nam học (BV Việt Đức, Hà Nội), với tâm trạng lo lắng. Chị T. tâm sự: ''Đã 2 năm chạy chữa nhưng ''cái'' của anh ấy vẫn mềm xỉu không thể làm gì được mặc dù anh rất yêu vợ''.
Thấu hiểu nỗi khổ của chồng, chị T. đã cố gắng chăm sóc sức khoẻ cho anh nhưng mất bao công sức mà sinh lực của cái ấy của anh vẫn không cải thiện. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chồng chị bị rối loạn cương dương (RLCD). Anh chồng cũng đã không giấu các bác sĩ, những lúc gần vợ anh lại không thể hoàn thành ''thiên chức'' của người chồng trong khi rất có ham muốn và yêu vợ. Thế nhưng, những lúc không gần vợ, thậm chí đang đi làm anh lại không tài nào điều khiển được nó.
Cũng giống như trường hợp của vợ chồng chị N.T.T, anh K.N.M 30 tuổi và mới kết hôn. Lần đầu được biết đến ''mùi'' của cuộc sống vợ chồng anh đã không thể làm cho vợ hạnh phúc. Anh luôn trong tình trạng ''trên bảo dưới không nghe'' khiến cả hai vợ chồng luôn trong tâm trạng căng thẳng và không được như ý.
Hai vợ chồng anh chẳng còn cách nào là tìm đến Đơn vị nam học với mong muôn ''cải thiện'' cuộc sống vợ chồng. Anh M. tâm sự với các bác sĩ rằng anh không thể làm được cái "thiên chức" ông trời ban cho đàn ông, nghĩa là "nổ súng". Cứ gần được thì nó lại ỉu xìu. Gần gũi với vợ, tôi không thể ''xuất chiêu'' được nhưng có những lúc không gần vợ anh lại "thành công". Anh M. mong muốn được tư vấn để "nâng cấp" đời sống "phòng the". Với kết quả xét nghiệm của các bác sĩ, anh M. đã biết được ''nỗi khổ'' làm vợ chồng anh lo lắng bấy lâu, anh bị RLCD.
Trên 80% bệnh nhân RLCD là doanh nhân và trí thức:
Theo nghiên cứu của đơn vị nam học (BV Việt Đức, Hà Nội), 4,5% bệnh nhân nghiện rượu; 5,3% bệnh nhân nghiện thuốc lá và 20% bệnh nhân sử dụng các chất ma tuý mắc bệnh này. Trong số những người đến khám tại BV Việt Đức trong thời gian qua có tới 82,3% bệnh nhân là doanh nhân và trí thức; 14% là công nhân và 2% nông dân, trong đó bệnh nhân ở đô thị chiếm 24%.
Câu chuyện của anh T.V.C, làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài là một ví dụ. Bận bịu với công việc cơ quan từ sáng tới tối. Thời gian vợ chồng dành cho "chuyện ấy" rất hiếm. Anh C. tâm sự với các bác sĩ: ''Mấy tháng nay tôi chẳng ham muốn chuyện ấy. Về đến nhà anh chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhiều khi vợ chồng gần gũi cái ấy lại "tiu ngỉu", không thể làm được gì".
Theo GS.TS Trần Quán Anh, Tổng thứ ký hội Tiết niệu và Thận học Việt Nam: ''RLCD là thuật ngữ chỉ tình trạng bất lực của nam giới. Nói một cách khác, RLCD là tình trạng mất khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương hữu hiệu để hoàn tất một cuộc giao hợp bình thường. Biểu hiện cơ bản của ''sự trục trặc'' này là nó lặp lại thường xuyên và kéo dài ít nhất 3-6 tháng. RLCD có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khoẻ tinh thần. Mức độc của RLCD phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh và thể trạng của từng người''.
RLCD là một trình trạng bệnh lý phổ biến. Bất kỳ một sự thay đổi nào tác động làm giảm sự đưa máu đến dương vật ở giai đoạn kích thích cũng có thể gây ra RLCD. Đặc biệt, có một số bệnh lý thường đồng hành với RLCD là bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường và trầm cảm. Ngay cả những thuốc dùng chữa những bệnh này cũng là nguyên nhân của RLCD. Bên cạnh đó phải kể đến ảnh hưởng của stress gây ra RLCD.
Điều trị RLCD đã không còn khó khăn
GS.TS Trần Quán Anh khẳng định: ''Đa phần các nguyên nhân gây RLCD có thể kiểm soát được tốt để cải thiện sự cương. Trong phần lớn các trường hợp, RLCD không thể chữa lành nhưng lại được điều trị một cách hiệu quả với sự tiến bộ của ngành y học ngày nay''.
Hiện tại Việt Nam, thuốc điều trị RLCD đa phần phải nhập ngoại như Viagra, Medovigor hay Levitra. Mới đây, công ty Bayer Healthcare (Đức) đã cho ra đời sản phẩm Levitra. Sản phẩm này đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép và đã được lưu hành nhiều nước trên thế giới.
Hiện thuốc đã được phép lưu hành trên hơn 75 nước, Việt Nam là nước thứ 76. Thuốc có tác dụng tăng cường và kéo dài sự cương của dương vật. Kết quả từ các công trình nghiên cứu của Bayer Healthcare cho thấy, Levitra tác dụng nhanh sau khi uống thuốc (10-15 phút) và thời gian duy trì hiệu lực là khoảng 12 giờ. 92% nam giới sau khi uống thuốc có thể thực hiện được giao hợp. Đối với bệnh nhân tiểu đường tỷ lệ thành công cũng được 72%.
Còn tại Việt Nam, Đơn vị nam học (BV Việt Đức) đã thử nghiệm lâm sàng của thuốc là cho kết quả 76,4% bệnh nhân có kết quả tốt, 13,7% trung bình và 9,8% không có kết quả.
Với sự tiến bộ của y học, những loại thuốc chữa RLCD hy vọng sẽ mang lại niềm vui cho những cặp vợ chồng đang khó khăn trong chuyện chăn gối
Source:VietNamNet
--------------------------------------------------