Nuôi dạy trẻ - Thêm cách hạn chế tình trạng bé tè dầm

Hiện tượng trẻ tè dầm khi ngủ là bình thường. Tuy nhiên nếu khi trẻ đã lớn mà tình trạng vẫn tiếp diễn thì điều này không còn bình thường nữa.

Tè dầm khi ngủ là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Theo các con số điều tra thì có tới 2% trẻ em dưới 5 tuổi và 30% trẻ dưới 6 tuổi vẫn còn thường xuyên tè dầm khi ngủ. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của cơ thể, hiện tượng này sẽ mất dần đi và khi bàng quang của trẻ phát triển hoàn thiện thì tình trạng này không còn xuất hiện nữa.

Trẻ tè dầm là do não chưa điều khiển được bàng quang của trẻ khi trẻ rơi vào tình trạng ngủ sâu giấc. Một lý do khác nữa có thể là do bàng quang của trẻ phát triển chậm hơn và chưa hoàn thiện so với những bạn bè cùng lứa. Cũng có thể là do cơ thể của trẻ thiếu hooc-mon antidiuretic (một loại hooc-mon giúp ức chế hiện tượng tè dầm khi ngủ), hoặc do tâm lý của bé có vấn đề như cảm thấy căng thẳng, không điều tiết được cảm xúc.

Thông thường, trẻ em rất ít khi cố ý tè dầm ở trên giường vì ý thức được rằng đó là hành động không tốt. Nhiều bố mẹ còn cảm thấy bực bội khi con mình tè dầm và có thái độ trách móc hoặc phê phán con. Đôi lúc, người lớn còn mang chuyện con tè dầm ra để trêu đùa. Những việc làm này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương tâm lý, sợ hãi và lo lắng mỗi khi tình trạng tè dầm lại tái diễn dù trẻ không cố ý.

Các bác sĩ cho rằng, hiện tượng tè dầm khi ngủ là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng này xảy ra liên tục khi trẻ đã lớn hoặc trẻ cảm thấy đau bụng hoặc buốt khi đi tiểu thì cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ để điều trị ngay.

Nuôi dạy trẻ - Thêm cách hạn chế tình trạng bé tè dầm

Cách giúp bé điều trị hiện tượng đái dầm

- Không cho con uống thêm sữa hay nước trước khi đi ngủ. Rèn cho trẻ thói quen đi nhà vệ sinh trước khi ngủ.

- Dùng một tấm lót hoặc bỉm cho trẻ trước khi đi ngủ nếu tình trạng tè dầm diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu đỡ.

- Kiểm tra ánh sáng trên đường đến nhà vệ sinh và trong nhà vệ sinh, đôi khi trẻ thấy buồn đi vệ sinh ban đêm nhưng lại lo sợ bóng tối nên không dám đi và quay vào ngủ tiếp. Rồi đến khi không nhịn được, bé tự nhiên sẽ tè dầm.

- Có thể dùng cách đánh thức con dậy đi vệ sinh để bé tỉnh giấc và hình thành thói quen đi vệ sinh mỗi khi có nhu cầu.

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn tè dầm, bạn có thể lựa chọn cho trẻ đến khám bác sĩ để được kê đơn, điều trị trong thời gian sớm nhất có thể.

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1671 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm