Mẹ và bé - Nhận diện và… đối diện

- Chỉ trong vài tháng đã có nhiều vụ bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên được báo chí phản ánh. Từ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ngay trong lớp học (Q.5, TP.HCM) đến chuyện một nam sinh lớp 11 chận đánh cô giáo chấn thương, ngất xỉu (Bình Thuận) chỉ vì học sinh ấy không làm bài, bị cô nhắc nhở và phạt…

Nghiêm trọng hơn, ngày 2/3/2011, một học sinh lớp 4 đã bị một em trai khác mới 16 tuổi giết một cách dã man chỉ vì em nhìn thấy hung thủ ăn cắp điện thoại di động.

Lên bốn đã lộ diện tội phạm!

Thông tin về nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Nathalie Fontaine, nhà tâm lý tội phạm của Đại học Indiana tại Mỹ cho thấy, nếu một đứa trẻ có nguy cơ trở thành tội phạm, những điểm khác biệt của nó so với người bình thường sẽ bắt đầu bộc lộ từ tuổi lên bốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trẻ thường xuyên tỏ ra vô cảm trước nỗi đau, sẵn sàng thực hiện hành vi tàn nhẫn, dễ nổi nóng và không sợ bị trừng phạt có xu hướng trở thành tội phạm ở giai đoạn trưởng thành.

TS Trần Thị Thu Mai - Phó trưởng khoa tâm lý - giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, năm 1993, nhà tâm lý học hành vi người Mỹ Moffitt đã lưu ý rằng, có những cá nhân có thể bắt đầu đánh bạn đồng tuổi khi mới lên ba, sau đó chuyển sang ăn cắp hàng hóa trong siêu thị lúc 10 - 12 tuổi rồi ăn cắp ô tô lúc 16 tuổi. Ông gọi, đây là hành vi phản xã hội kéo dài từ lúc đầu đời và tiếp tục sau này.

 

Năm 2008, Viện tâm lý học công bố công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học tâm lý nhằm mổ xẻ thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội. Kết quả, tỷ lệ trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình như sau: làm nghề buôn bán bất hợp pháp: 51,94%; có người phạm tội hình sự: 40%; có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút: 30%. Đặc biệt, có trường hợp bố mẹ trực tiếp đẩy con ra đường, xúi giục chúng làm bậy khiến trẻ bỏ nhà đi hoang, trộm cắp. Số liệu thống kê năm 2008 của Viện KSND Tối cao cho thấy, 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Điều tra 2.200 học sinh tại các trường giáo dưỡng, có đến gần 50% sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ, 23% bị bố đánh (gấp sáu lần mẹ đánh); 20,3% bị dì ghẻ, bố dượng đánh.

Tuy nhiên, theo TS Thu Mai, nếu những đứa trẻ có biểu hiện bất thường như các nghiên cứu trên thì dù từ nhỏ được sống trong yêu thương, chăm sóc đầy đủ cả vật chất, tinh thần nhưng cha mẹ lại không nhất quán trong cách dạy con, trẻ không được học cách tự chủ, không biết khắc phục áp lực trực tiếp của tình huống, không  kiềm chế sự bốc đồng và không biết suy nghĩ về hậu quả hành động của mình, thì vẫn có nguy cơ phạm tội khi lớn lên.

Giúp trẻ tự điều chỉnh

Khi có thể “nhận diện” một tội phạm từ năm bốn tuổi, cha mẹ, người lớn xung quanh trẻ cần có một cách nhìn và phản ứng hợp lý. Nhóm trẻ này thường hành động bốc đồng, có vẻ không thể hoặc không muốn hoãn lại sự thích thú, khi người khác vô tình cản trở, trẻ thường phản ứng bất chấp tính chất hành động hoặc ý định của người khác. Ví dụ một cậu bé lên bốn, lên năm, trong cơn giận lẽ ra khóc hay chỉ dậm chân hờn dỗi, nhưng lại ném tung đồ đạc, thậm chí, còn ném vào mặt ba mẹ, người lớn… thì hành vi đó không thể “cho qua”. Cũng đừng xem thường biểu hiện giận đến “run người, sưng mặt” của một cậu “oắt con” vì không được đáp ứng đủ nhu cầu, đôi khi nhu cầu đơn giản chỉ là một món đồ chơi hay một món ăn nào đó…

Ở những trường hợp này, người lớn xung quanh phải luôn luôn chú ý dạy trẻ cách cân bằng cảm xúc, dạy trẻ tự mình điều chỉnh trong những lần có kích động bộc phát.

Một số biện pháp phụ huynh có thể áp dụng tại nhà cho con em mình như:

1. dạy trẻ nhắm mắt lại, nghĩ đến sự nhường nhịn để nhắc nhở trẻ (đối với trẻ chín tuổi trở lên đã có sự phát triển tự ý  thức).

2. kéo trẻ rời khỏi nơi gây ra kích động, tham gia vào các trò chơi khác như chạy, nhảy.

3. dạy trẻ tự nói với mình không được nổi nóng.

4. hướng cho trẻ nghĩ đến hậu quả giả thiết của cơn giận dữ, càng hình dung ra mức độ nghiêm trọng của nó càng có tác dụng tiêu tan giận dữ.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo nên cho trẻ có những biểu hiện “lạ” đi trị liệu sớm để các em tự chống lại những vấn đề về hành vi. Theo giáo sư Adrian Raine, một nhà tội phạm học từng làm việc tại Bộ Nội vụ Anh và nay giảng dạy tại Đại học Pennsylvania ở Mỹ, về mặt dinh dưỡng thì cha mẹ rất nên cho trẻ dùng nhiều thực phẩm hoặc thuốc giàu axít béo Omega - 3 để tạo sự cân bằng cảm xúc.

Nghi Anh (thực hiện)

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1370 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm