Mẹ và bé - Dạy con theo tính khí

- Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn khi tìm biện pháp tác động đối với những đứa con trong gia đình có biểu hiện tính khí (hay còn gọi là khí chất) khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Làm thế nào để có cách giáo dục phù hợp với tính khí của từng đứa trẻ?

Trời sinh tính?

Chị Hòa Linh (Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự với chuyên gia tâm lý: “vợ chồng tôi có hai đứa con nhưng tính khí của chúng hoàn toàn trái ngược nhau. Cậu anh thì lúc nào cũng nhẹ nhàng, chậm chạp và nhút nhát như con gái. Đến lớp thì lầm lì, ít nói, làm gì cũng băn khoăn, do dự. Cháu sống kín đáo, rất dè dặt khi thiết lập các mối quan hệ bạn bè. Cháu làm việc gì cũng rất thận trọng, luôn giữ gìn sách vở, áo quần phẳng phiu, sạch sẽ.

Ngược lại, cậu em út thì quá nhanh nhẹn, hoạt bát, không lúc nào cháu chịu ngồi yên. Chơi đồ chơi thì chóng chán. Đồ chơi hay áo quần của cháu sử dụng rất nhanh hỏng. Hai anh em chẳng hợp nhau, lúc nào cũng tị nạnh và cãi cọ nhau. Đúng là cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Chúng tôi không biết ứng xử, dạy dỗ chúng sao cho phù hợp”.

Rất nhiều bậc phụ huynh có chung nỗi băn khoăn như gia đình chị Hòa Linh. Bởi tính khí của các con trong nhà khác nhau thì sở thích, thái độ của mỗi đứa cũng khác nhau. Vì thế, mỗi đứa con cần phải có cách tác động và giáo dục riêng cho phù hợp. Việc mua sắm áo quần, đồ chơi của mỗi đứa trẻ thể hiện điều đó. Không ít trường hợp cha mẹ phải khó xử khi mỗi đứa con phản ứng khác nhau trước những món quà mà người lớn mua sắm cho chúng.

Liệu pháp tác động cụ thể

Các nhà tâm lý phân ra bốn kiểu tính khí như sau: hoạt bát, nóng nảy, bình thản, ưu tư. Tất cả các kiểu khí chất đều có mặt ưu và nhược.

Những bé hiếu động thuộc tính khí hoạt bát hoặc nóng nảy. Tâm tính của những bé này hay thay đổi thất thường, suy nghĩ nông cạn, hời hợt, chóng chán, làm việc thường hấp tấp, vội vàng, không chịu được hoạt động đơn điệu kéo dài. Nhưng những bé có kiểu tính khí này lại có ưu điểm là ham hiểu biết, linh hoạt, dễ thích ứng với sự thay đổi tình huống, có nghị lực và năng lực sáng tạo. Thông thường đó là những bé vui vẻ, cởi mở, khi gặp những điều thất bại hay khó chịu sẽ ảnh hưởng không lâu đến tâm trạng của chúng. Những người này dễ dàng thiết lập quan hệ, nhanh chóng làm quen với người khác. Nếu cha mẹ có biện pháp giáo dục đúng đắn, những trẻ có khí chất hoạt bát sẽ có lòng vị tha, có thái độ tích cực với mọi hoạt động.

Những bé chậm chạp, nhút nhát là thuộc tính khí bình thản hoặc ưu tư. Trẻ có kiểu tính khí này nhìn bề ngoài có vẻ yếu đuối, hay lo lắng, buồn phiền, rụt rè, ít cởi mở, dễ cô đơn… Trong công việc, thường là người cần mẫn, chu đáo, trong giao tiếp với mọi người thì nhẹ nhàng, sâu sắc, tế nhị. Đối với các bé có kiểu tính khí này, nếu có sự dạy dỗ đúng đắn thì dễ hình thành những phẩm chất như cần cù, chịu khó. Nhưng trong những hoàn cảnh không thuận lợi, trẻ có thể phát triển những tính xấu đặc trưng như uể oải, thụ động, đôi khi còn thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng với cuộc sống, với những người xung quanh và thậm chí đối với cả bản thân mình.

Bất kỳ một đứa trẻ nào dù có khí chất hiếu động, nhanh nhẹn hay yếu đuối, nhút nhát cũng đều có thể trở thành người có ích cho xã hội - nếu như đứa trẻ đó được quan tâm giáo dục, rèn luyện đúng đắn và được phân công công việc một cách hợp lý.

Đối với trẻ hiếu động, chúng ta cần giao cho trẻ những công việc sôi nổi, mạnh mẽ, khẩn trương. Trẻ sẽ hoàn thành tốt nếu có sự kèm cặp, động viên kịp thời. Còn muốn trẻ sửa tính hiếu động của mình thì cha mẹ nên chọn và cùng trẻ chơi những đồ vật ở trạng thái tĩnh. Những trò chơi như xếp hình, nặn đất sét… sẽ định hướng sự chú ý của bé. Nên cho trẻ chơi những trò đòi hỏi nhiều thời gian, sự tập trung sức lực và trí tuệ như đánh cờ, chạy bộ… Để đạt được kết quả tốt, trẻ sẽ tự điều tiết bản thân, không quá vội vàng, dần dần rèn được tính kiên trì, nhẫn nại. Nếu được phụ huynh cổ động, khuyến khích, dần dần trẻ sẽ khắc phục được tính hiếu động.

Ngược lại, đối với những bé có tính nhút nhát, chậm chạp, làm gì hay đi đâu cha mẹ nên chọn những loại đồ chơi ở trạng thái động, như ô tô, máy bay hoặc các trò chơi cần phải chơi cùng nhóm bạn để giúp bé hòa đồng và linh hoạt hơn. Tạo ra những tình huống giao tiếp, khuyến khích trẻ xử lý tình huống bằng cách mời về nhà nhóm bạn cùng chơi; đầu tiên là với những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn ở cùng xóm, sau đó là cho trẻ hòa nhập với những đứa trẻ cùng tuổi.

Trẻ nhút nhát, do dự hay sợ xấu hổ, sợ nguy hiểm, cha mẹ nên cổ vũ trẻ tham gia vào các môn thể thao như bơi lội, tập xà đơn, xà kép, bóng bàn, đấu kiếm… Trẻ sẽ cố gắng phản ứng nhanh. Từ đó rèn tính hoạt bát, khẩn trương cho trẻ.

Lê Phạm Phương Lan (Giảng viên tâm lý học)

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1236 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm