Mẹ và bé - Cùng con lập kế hoạch chi tiêu ngày Tết

O - Trẻ em thường nhận được khá nhiều tiền lì xì vào những ngày Tết. Điều này khiến không ít phụ huynh phải băn khoăn lo lắng: Cho trẻ giữ tiền này hay không? Có nên can thiệp vào việc chi tiêu món tiền riêng này của trẻ hay không?

Tiền Tết – tiêu sao cho phải?

Chị Hoài Thu (buôn bán nhỏ ở Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự: “Mỗi dịp Tết đến là tôi lại lo lắng đến việc tiêu xài của đứa con trai 9 tuổi. Mấy năm trước, cứ nhận được tiền lì xì là nó mua hết đồ chơi. Tôi bảo nó cất giữ để mua sách vở, áo quần, vậy mà đâu lại vào đó. Tết qua đi là tiền cũng hết, không biết làm sao mà giúp con hình thành kế hoạch quản lý và xài tiền tết cho hợp lý”.

Chị Nghi Na (giáo viên tiểu học – Nhơn Trạch, Đồng Nai) bày tỏ quan điểm dạy con lập kế hoạch tiêu tiền ngày Tết cho hai anh em đang học cấp II: “Trước tiên vợ chồng tôi dạy cho con biết tiền lì xì có ý nghĩa chủ yếu về mặt tinh thần. Các con phải biết chi tiêu sao cho hợp lý để xứng đáng với giá trị của nó. Hai đứa con tôi đều được toàn quyền quản lý số tiền mình nhận được. Nhưng chi tiêu vào việc gì là các con phải công khai bàn bạc với ba mẹ. Tiền Tết các cháu nhận được chủ yếu là để tiết kiệm mua sách vở và đồ dùng học tập. Ngoài ra các cháu còn bàn bạc với cha mẹ dùng số tiền còn lại để mua quà tặng ông bà, cha mẹ và người thân. Cô gái út còn tình nguyện trả tiền điện cho cả nhà tháng đầu năm. Chúng tôi thường dạy con biết chi tiêu một cách hợp lý và có ý nghĩa thiết thực những số tiền mình có”.

Những điều cần dạy con

Cần giáo dục trẻ cách sử dụng tiền bạc ngay từ nhỏ, để trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền mà không hoang phí. Đồng thời qua đó, cha mẹ cũng dạy cho trẻ biết được ý nghĩa của việc mừng tuổi. Giúp trẻ nhận thấy giá trị tinh thần đẹp đẽ trong việc làm này. Hình thành cho trẻ cách ứng xử tinh tế, khéo léo khi bày tỏ sự biết ơn đối với người đã lì xì cho mình.

Các bậc cha mẹ đừng quá phiến diện cho rằng trẻ biết tiêu tiền đồng nghĩa với đua đòi và hư hỏng. Việc sử dụng đồng tiền có thể giúp bé phát triển trí thông minh, khả năng tính toán và quản lý cuộc sống. Chắc hẳn không ai đánh giá cao những đứa bé 12, 13 tuổi dù ngoan ngoãn nhưng lúng túng, bỡ ngỡ trong việc tự mua sắm vài món đồ dùng cho bản thân. Nó thể hiện sự thụ động, thiếu tự tin và yếu về kỹ năng sống. Việc làm cần thiết lúc này (khi bé có một số tiền trong tay) là phụ huynh khéo léo cùng trẻ vạch ra kế hoạch chi tiêu cho hợp lý.

Cha mẹ hãy để trẻ tự quản lý một số tiền nhất định (có thể bí mật hay công khai tùy theo hoàn cảnh từng gia đình). Tuy nhiên, việc cất giữ và tiêu xài của con phải nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Hãy hướng dẫn con quản lý tiền lì xì Tết bằng việc nuôi heo đất. Khi con có một số tiền kha khá, cha mẹ hãy định hướng cho con thấy rõ tiền của con có thể sinh lời và tăng lên nếu con gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Đây cũng là lúc bắt đầu dạy trẻ biết làm kinh tế, biết suy nghĩ về việc nâng cao kỹ năng tính toán phù hợp với lứa tuổi của mình

Xài tiền thông minh là một bài toán khó đối với cả người lớn. Do đó, dạy con làm chủ đồng tiền là một nghệ thuật. Mỗi người sẽ có những phương pháp khác nhau, nhưng cần đảm bảo: Tết đến là khi con trẻ nhận được nhiều tiền và chúng có quyền được sử dụng món tiền ấy theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, bạn phải tư vấn cho con nên mua những thứ thật sự cần thiết. Các bậc phụ huynh cần phải giúp trẻ cân đo, tính toán sao cho có lợi nhất cho bản thân (mua được hàng tốt nhất, giá cả phải chăng nhất). Thậm chí, cha hoặc mẹ có thể đưa trẻ đến các địa điểm bán hàng khác nhau để trẻ biết so sánh, đối chiếu, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc mua bán.

Cha mẹ trao đổi một cách chân tình, bình đẳng về cách sử dụng tiền của con. Đưa ra lời nhận xét, đánh giá cách chi tiêu của con là đúng hay chưa đúng với một  thái độ tôn trọng, bình tĩnh để con tiếp thu, điều chỉnh. Chi tiêu hợp lý là một quá trình học hỏi nên cha mẹ cần kiên nhẫn định hướng cho con từng bước. Cha mẹ hãy là tấm gương trong việc quản lý và chi tiêu một cách có khoa học. Không thể giáo dục con tiết kiệm trong khi cha mẹ hoang phí. Không thể dạy con làm chủ đồng tiền khi cha mẹ phụ thuộc, mù quáng vì tiền. Cha mẹ hãy là tấm gương để mỗi lời dạy con với việc mình làm không khập khiễng. Dù có dư dả, đừng tạo cho con cảm thấy đồng tiền dễ kiếm. Hãy nói cho con biết đồng tiền không tự dưng có mà do sự lao động vất vả. Trẻ có hiểu được giá trị đồng tiền thì mới biết trân trọng và chi tiêu đúng đắn.

Các phụ huynh phải khéo léo để con trẻ vừa thấy được ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiêu tiền ngày Tết vừa có cảm giác thoải mái, vui sướng khi nhận được những món tiền đầu năm.

Nguyễn Văn Công (ĐH Nguyễn Huệ)

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1736 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm