AVS -Khi con trở thành chuyên gia “Chí phèo”

Mỗi khi không đòi được điều gì như ý, cu Mẫm (3 tuổi) lại “dọa” bố mẹ: “Con cho tay vào ổ điện đây”.

Con hay “ăn vạ”

Đòi ăn đến gói bim bim thứ 4 không được, cu Mẫm bắt đầu len lén đứng lên, ra gần ổ điện và “tuyên bố” thẳng thừng: “Con cho tay vào ổ điện đây”. Lần đầu tiên, bố mẹ Mẫm nghe phát hoảng, vội vã chạy lại ngăn con và sẵn sàng cho con ăn đến gói bimbim thứ 4, thứ 5.

Sau vài lần như thế, chiêu ăn vạ của Mẫm hết tác dụng, vì bố mẹ biết tỏng rồi. Hơn nữa, các ổ điện trong nhà đều bịt nắp kín.

Rất nhiều bé lên 3 bỗng dưng hay ăn vạ như cu Mẫm. Các bé  bắt đầu thích làm theo ý mình chứ chẳng để ý gì đến lời nói của bố mẹ. Những trò ăn vạ phổ biến hầu hết đều làm cho bố mẹ cảm thấy xót con, chùn lòng như: gào khóc, lăn ra đất, nói hỗn với bố mẹ, cố tình nôn ọe hay là đập đầu vào tường, cho tay vào ổ điện...

Mỗi khi con có hành động như thế, bố mẹ chẳng có đủ bình tĩnh để suy xét xem sự thế thế nào, mà nhanh chóng đầu hàng, chấp nhận chiều theo ý của con. Nhưng các bé cũng có thể chỉ là dọa dẫm, giả vờ chứ chưa chắc chắn sẽ làm những hành động đó.

Nếu bố mẹ không có biện pháp giáo dục kịp thời sẽ tạo cho bé những thói quen xấu như chỉ biết làm theo ý mình, không nghe lời người lớn.
Nếu bố mẹ luôn chiều con ý của con sẽ tạo cho con nhiều thói xấu

Ứng xử với hành vi ăn vạ của con

Bày tỏ thái độ: thay vì quát mắng con, bố mẹ phải thể hiện thái độ không hài lòng một cách bình tĩnh và giải thích cho trẻ hiểu việc trẻ làm là không đúng.

Ví dụ: bé cố gắng nôn ọe hay tè dầm ra quần, hãy yêu cầu con cùng dọn dẹp hiện trường để con nhận biết hậu của việc bé làm.

Cần cho trẻ tự lập: không bao giờ làm thay mọi việc cho con, chỉ giúp đỡ hoặc hướng dẫn khi trẻ không biết làm hoặc quá nhỏ.

Không phải bất cứ lúc nào cũng làm theo yêu cầu của trẻ. Một đứa trẻ luôn được chấp nhận mọi đòi hỏi sẽ nhanh chóng trở nên ích kỷ và coi thường  người khác.

Thưởng, phạt “phân minh”. Điều này tưởng chừng  như đơn giản nhưng lại là phương pháp hữu hiệu nhé! Nhưng nếu bố mẹ không thực hiện đúng sẽ dẫn tới phản tác dụng. Cần giải thích rõ ràng cho bé vì sao thưởng, phạt. Tuyệt đối không dùng những hình phạt như nhốt, đánh đòn, quát mắng con thậm tệ.

Tuy nhiên, các bố mẹ không phải lúc nào cũng đủ sức giải quyết hết mọi chiêu ăn vạ của con. Các lời khuyên được đưa ra cho rằng: “Nếu một đứa trẻ ăn vạ  bằng cách đập đầu vào tường khi thấy đau và dừng lại thì hoàn toàn không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu bố mẹ thấy con lúc nào cũng đập đầu vào vật cứng mà không cần một lý do gì cả lại cần phải cầu cứu chuyên gia".
Nam Hải
(Tổng hợp)

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1279 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm