AVS -Bố mẹ "vẽ đường" cho con gian lận

Cả đêm, chị Hoa ngồi đánh máy tính giúp con làm "phao ruột mèo" chuẩn bị thi học kỳ: "Để bọn nó tự viết tay, vừa mất thời gian, nhìn lại không rõ".

Giúp con làm phao đạt điểm cao

Mấy hôm nay, chị Hoa (Trường Chinh – Hà Nội) hỳ hục ngồi đánh máy suốt cả đêm. Chồng chị thương vợ vất vả làm việc cơ quan. Hóa ra là chị đang ngồi gõ lại tất cả vở lịch sử của con để giúp con làm phao chuẩn bị cho thi học kỳ. “Đánh máy rồi chia cột, lúc quay sẽ nhìn dễ hơn. Chứ để bọn nó viết tay làm phao ruột mèo, vừa mất thời gian lại không rõ”.

Tuần trước thấy con chuẩn bị thi học kỳ, chị thương con vất vả ngày đêm ngồi hý hoáy ghi ghi chép chép chi chít những số liệu, ngày tháng ra mảnh giấy nhỏ tí nên tình nguyện làm hộ con việc này.

Cậu con trai “an ủi”: “Mẹ cứ yên tâm. Môn này lớp con bạn nào chả làm thế. Số liệu nhiều thế này, con làm sao nhớ chính xác hết được. Con chỉ quay mỗi môn này thôi. Các môn chính như Toán, Văn, Lý, Hóa, con học đàng hoàng lắm”.

Chị cũng suy nghĩ lung lắm. Chị không thể chấp nhận con bị điểm kém hơn bạn. Nhưng nếu không có phao, trong khi cả lớp nó đều thế thì làm thế nào. Có phải mỗi con nhà mình quay cóp đâu, cả lớp nó đều thế mà...
Hãy để con thi bằng chính sức học của mình (Ảnh minh họa)

Chỉ cần giỏi những môn chính

Bé Hân (Mai Động – Hà Nội) từ hồi cấp 1 đến giờ rất “yếu” môn thể dục. Người bé cũng cao lớn, khỏe mạnh, nhưng không hiểu sao các môn chạy, nhảy xa, ném lựu đạn, hay thể dục tay không, Hân cũng chỉ đạt 5 – 6 điểm. Hôm nào thầy giáo châm trước thì mới được lên 7.

Tổng kết môn thể dục, lúc nào bé cũng chỉ đạt 6,1 hoặc 6,3, không thể cố lên 6,5. Mà muốn được học sinh giỏi, tất cả các môn học đều phải đạt trung bình từ 6,5 trở lên. Tình hình là năm nào mẹ Hân cũng phải xin thầy giáo dạy thể dục nới nhẹ điểm thi học kỳ để con được đạt tiêu chuẩn và không quên “hậu tạ” thầy.

Chồng không đồng ý, chị cự nự: “Sau này con nó có sống bằng môn thể dục đâu. Mà người ta chỉ hỏi môn Toán, môn Văn và tiếng Anh được mấy điểm thôi. Mình làm thế chẳng có gì là sai cả”.

Bé Hùng học lớp 6 cũng rất sợ môn thủ công. Con trai làm sao mà đan lát, rồi khâu đột mau, đột thưa. May quá, bài thi học kỳ, cô giáo cho làm sản phẩm ở nhà, rồi mang lên lớp tính điểm. Sản phẩm tự tay bé làm chỉ có mà đạt điểm 2 sau một ngày đánh vật với kéo, giấy màu, hồ dán.

Mẹ Hùng đi dò hỏi các bạn khác, thấy bạn nào cũng được bố mẹ làm giúp bài thi học kỳ này, lấy thời gian ôn thi các môn khác. Tặc lưỡi, mẹ cũng đánh liều làm hộ con: “Quan trọng là con học giỏi những môn chính. Mấy môn phụ này, làm hộ là chuyện thường ngày ở huyện”.
Mẹ không nên quan niệm: "Con không cần học giỏi môn phụ"

Dạy con điểm 10 về lòng trung thực

Mỗi mùa thi đến, không chỉ mình các con căng thẳng lo chuyện học hành thi cử. Bố mẹ cũng lo sốt vó ấy chứ. Làm thế nào để con học tốt, thi đạt điểm cao, lên lớp, vượt cấp, vào trường chuyên... Rồi còn liên quan đến “bộ mặt” của bố mẹ ở cơ quan. Con các cô chú đồng nghiệp đều đạt học sinh giỏi, con mình kém thì xấu hổ lắm....

Một mẹ giấu tên cho biết: “Tôi rất mong con đạt điểm cao bằng chính sức của mình. sợ cháu quay bài thì sinh hư, lười học, hổng kiến thức. Nhưng khi con đi thi về kể con làm bài tốt nhờ quay bài, mình cũng yên tâm hơn phần nào”.

Thậm chí, nhiều bố mẹ còn đồng tình với chuyện gian lận trong thi cử của con. Bố bé Mít còn nói vui, bao biện với bạn bè: “Mình đi học lớp tại chức buổi tối còn quay bài như điên, nói gì đến cấm con dạy con ở nhà. Mà nó điểm kém thì “nhục” lắm!”.

Có thể, các con sẽ được điểm số cao hơn một chút khi thi cử gian lận. Nhưng bố mẹ có biết, con sẽ mất rất nhiều. Nếu chẳng may con bị phát hiện, sẽ bị điểm kém và hạ hạnh kiểm.

Quan trong hợn, điều này có thể tạo cho con tính gian dối, mất dần tính trung thực không chỉ trong thi cử mà trong cả cuộc sống hàng ngày.

Khi phát hiện con gian lận trong thi cử, hãy dành thời gian nói chuyện với con, làm thế nào để con hiểu: “Bố mẹ chỉ muốn con học bằng chính sức của mình. Điểm số không phải là tất cả. Quan trong là con hiểu bài. Điểm cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vở sạch chữ đẹp, may mắn, một phút đãng trí của con”.

Đừng bao giờ lấy điểm số, danh hiệu học sinh giỏi để làm áp lực, thước đo với con, bố mẹ nhé!

Bảo Châu

(Tổng hợp)

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1363 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm