Tử vi đẩu số: Tham Lang ở các cung vị - Phần 1

Tham lang độc tọa ở Tý Ngọ

Tham lang độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, cung đối diện có Tử vi độc tọa, cung tam phương là Phá quân độc tọa và Thất sát độc tọa.

Muốn đánh giá bản chất của Tham lang trong trường hợp này, cần phân biệt dục vọng của nó mạnh hay yếu. Lúc dục vọng mạnh, lại cần phân biệt, là mạnh về “ham muốn vật chất” hay mạnh về “ham muốn dục tình”.

Tham lang ở cung vượng, nếu là người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang ở Tý; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang ở Ngọ, là kết cấu sao có dục vọng mạnh. Ngược lại, người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang ở Ngọ; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang ở Tý, là kết cấu sao có dục vọng yếu.

Tham lang Hóa Quyền, làm tăng dục vọng, có thiên hướng ham muốn vật chất.

Tham lang Hóa Lộc, gặp Phụ diệu sẽ làm tăng “ham muốn vật chất”, gặp các Tạp diệu như Phi liêm, Lực sỹ, Tướng tinh, Trưởng sinh, Đế vượng, cũng làm tăng “ham muốn vật chất”; gặp Tá diệu sẽ làm tăng “ham muốn dục tình” (lúc này Lộc Mã giao trì cũng chủ về “ham muốn dục tình”), gặp các sao đào hoa tụ tập sẽ kích thích “ham muốn dục tình” tăng nặng.

Tham lang Hóa Kị, làm giảm dục vọng, lúc gặp Linh tinh, Đà la, và sao Không trong Tạp diệu, cùng với các Tạp diệu khác như Thiên khốc, Thiên hư, Cô thần, Quả tú, Âm sát, Hoa cái, Đại hao, Tức thần, Nguyệt sát, Quán sách, thì dục vọng càng giảm thấp, thậm chí có thể biến thành “sợ cạnh tranh”, một khi gặp phải trở lực liền rút lui.

Cung đối diện có Tử vi được cách “bách quan triều củng”, chủ về làm tăng dục vọng của Tham lang, trường hợp Tử vi thuộc loại “tại dã cô quân” chủ về làm giảm dục vọng của Tham lang.

Thất sát ở cung tam phương có Cát hóa hội hợp, chủ về làm mạnh thêm dục vọng của Tham lang, Gặp các sao Sát Kị Hình Hao đến hội hợp, chủ về làm giảm dục vọng của Tham lang.

Đời người không nên có dục vọng quá cao, cũng không nên có dục vọng quá thấp. Vì vậy, lúc Tham lang ở Tý hoặc ở Ngọ, cần phải chú ý, ưa được Tham lang có tính chất trung hòa, cần chú ý tính chất “trung hòa” đó là gì ?

Ví dụ Tham lang có dục vọng thấp đối nhau với Tử vi thuộc loại “bách quan triều củng”, có thể thấy về cơ bản là “trung hòa”, nhưng giả dụ có Kình dương đồng độ cung Tham lang, lại hội thêm các sao đào hoa, thì loại “trung hòa” này có biểu hiện ham muốn dục tình nặng và ham muốn vật chất yếu, cho nên cuộc đời chủ về tự tìm lấy buồn phiền, vì tình mà khổ, về sự nghiệp thì một việc cũng không thành.

Tham lang thuộc loại “phiếm thủy đào hoa” là kết cấu có “ham muốn dục tình” mạnh. Lúc này không nên gặp các sao chủ về dục tình (như Văn xương, Văn khúc, hay các sao đào hoa) đến hội hợp, cũng không nên đến các đại hạn hoặc lưu niên có các đào hoa trung trùng.

Tham lang thuộc loại “mộc hỏa thông minh” là kết cấu sao “ham muốn vật chất” mạnh, lại gặp thêm các sao ham muốn vật chất, có thể sự nghiệp tài lộc hanh thông, nhưng sẽ cảm thấy tinh thần “trống rỗng”.

Tham lang thuộc loại “tâm chí bạc nhược” chưa chắc không cát tường, nếu không chìm đắm trong thú vui không lành mạnh, khi đến đại vận tích cực, vẫn có thể phấn khởi làm việc. Cho nên Tham lang thuộc loại “tâm chí bạc nhược” ưa đến các đại vận hoặc lưu niên có hệ “Vũ khúc Thiên tướng” thuộc cách “Tài ấm giáp ấn” (1), gặp cung “Thái dương Thiên lương” có Hóa Khoa (2), đến cung có Thất sát Hóa Lộc Hóa Quyền (3), đến cung có Phá quân Hóa Lộc hoặc Hóa Quyền (4), đến cung “Liêm trinh Thiên phủ” được cát hóa (5), thảy đều chủ về gặp cảnh ngộ tốt, khiến cho cách nhìn đời người biến thành tích cực, nhờ vậy mà có thành tựu.

Tham lang thuộc loại “ham muốn vật chất” nặng, tuy nhân sinh quan tích cực, nhưng lại biến thành người bất chấp thủ đoạn, hoặc chìm đắm trong việc đầu cơ mạo hiểm, cờ bạc. Vì vậy, không ưa vào các vận hạn có sắc thái ham muốn vật chất quá nặng, như gặp hệ “Thiên đồng Cự môn” mà Cự môn Hóa Lộc (1), đến cung “Thái dương Thiên lương” có Thái dương Hóa Quyền (2), đến cung Thiên cơ Hóa Lộc, không ưa Thiên cơ có Thái âm Hóa Kị xung hội (3), nếu không, đời người tuy tích cực, nhưng cảnh ngộ chưa chắc đã như ý, hơn nữa, dễ khiến tinh thần trở nên “trống rỗng”.

Tóm lại, dục vọng quý ở chỗ vừa phải, quá yếu mà gặp hạn yếu, chủ về cô độc nghèo hèn hoặc tàn tật; quá mạnh mà lại gặp hạn mạnh, chủ về chìm đắm trong thú vui không lành mạnh, dẫn đến phạm sai lầm suốt đời.

Đàm luận về Tử Vi Đẩu Số, luận thật tính chất của tinh hệ và sự ưa ghét của các tổ hợp tính hệ giao nhau, đều lấy cung Mệnh làm chủ, bởi vì cung Mệnh là đầu mối thể hiện tính chất của tinh hệ. Thực ra, mang các tính chất cơ bản đó suy rộng ra, thì có thể luận đoán tính chất đủ 12 cung.

Ví dụ như trong cung Huynh đệ, Tham lang nhập vào cung này, thuộc loại ham muốn dục vọng quá nặng, thì dễ giao du với bạn bè tửu sắc, bạn bè nhiều nhưng không có ai tri kỷ, hơn nữa dễ xảy ra chuyện tranh quyền đoạt lợi. Nếu tâm chí của Tham lang quá lạnh nhạt ham muốn, thậm chí hèn yếu, chủ về duyên phận với anh em hay bạn bè đều mỏng, về sự nghiệp cũng không đủ duyên với người. Lúc đến 12 cung hạn, xem từng tinh hệ ở cung Huynh đệ của đại vận hoặc lưu niên, liền biết có sự cạnh tranh ngoài dự liệu hay không, hoặc nhờ cung hạn có tính chất “điều hòa” mà cải thiện được quan hệ giao tế.

Lại ví dụ như, xét cung Phu thê, ở cung này Tham lang thuộc loại ham muốn vật chất quá nặng, tất người bạn đời nặng ham muốn vật chất. Nếu thuộc loại ham muốn dục tình thì tình yêu, hôn nhân đều có điềm tráo trở. Nếu Tham lang thủ cung thuộc loại “tâm chí bạc nhược” thờ ơ tiêu cực, thì cảnh ngộ người bạn đời không được tốt, hoặc vì hoàn cảnh khách quan sinh lý bệnh tật … làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hôn nhân, khiến không hòa hợp hạnh phúc.

Lại ví dụ, xét cung Tật ách, Tham lang thuộc loại ham muốn dục vọng nặng, chủ về mắc các bệnh thuộc thực chứng, tức cơ quan có bệnh mang tính thực tế, như viêm tử cung, viêm gan, viêm dạ dày… Nếu Tham lang thủ cung thuộc loại “tâm chí bạc nhược” biểu hiện lãnh đạm thờ ơ tiêu cực, chủ về mắc bệnh thuộc hư chứng, như tử cung rối loạn nội tiết tố, lạnh tử cung, gan rối loạn nhiễm sắc thể, dạ dày hư hàn, chứng viêm đau dây thần kinh (như đau bụng kinh, bạch đới…).

Trên là đơn cử những ví dụ thuộc nguyên tắc thông thường, chỉ cần nắm vững bản chất của các tinh hệ, vận dụng vào thực tiễn luận đoán vận hạn, có thể suy ra những tình huống hoặc sự cố, có nguyên nhân xảy ra từ bản chất biến hóa của các sao và ảnh hưởng của các tinh hệ ở các cung hạn. Kinh nghiệm dần dần sẽ được tích lũy, luận đoán càng thêm chính xác.

Đơn cử ví dụ: nữ mệnh có Tham lang ở cung Phê (thê).

Nữ mệnh tuổi Kỷ, có Tham lang Hóa Quyền tọa thủ cung Phu ở Ngọ, đây là kết cấu sao thiên nặng về “ham muốn dục tình” mà ít “ham muốn vật chất”.
Vào đại vận Nhâm Tuất, cung Phu có hệ “Vũ khúc Thiên tướng” ở Thân địa, đại vận là Nhâm nên Vũ khúc Hóa Kị, chủ về vợ chồng gặp sự cố không may. Cung Phúc đức của đại vận ở Tý, có Tử vi độc tọa đối diện với Tham lang thuộc loại thiên nặng về “ham muốn dục tình”, Tử vi lại đồng độ với Kình dương của đại vận, thêm vào đó cung tam phương còn có Vũ khúc Hóa Kị. Nếu ở Tý hoặc ở Ngọ có các sao đào hoa như Thiên diêu, Mộc dục, Hàm trì, Đại hao, thì chủ về sinh hoạt hôn nhân không như ý mà dẫn đến ngoại tình.
Đến lưu niên Đinh Dậu, cung Phu gặp hệ “Thiên đồng Cự môn” ở Mùi, niên hạn là Đinh nên Cự môn Hóa Kị đồng độ với Kình dương của lưu niên, nên về phương diện tình cảm xảy ra tình cảnh u ám, trở thành nguy cơ cho tình cảm vợ chồng trong lưu niên này, rất khó tránh mắc phải sai lầm.
Chú ý, luận đoán này hoàn toàn đặt trên nền tảng bản chất của Tham lang ở cung Phu thê, nếu không có tính chất này, thì khó vào đại vận và lưu niên cùng một dạng, cũng không xảy ra chuyện “thay lòng đổi dạ”. Do đó có thể biết, phép luận đoán của phái Trung Châu chú trọng việc nhận thức bản chất các sao trong 12 cung, lấy đó làm cơ sở quan trọng của việc luận đoán.

Tham lang và Vũ khúc đồng độ ở Sửu Mùi

Tham lang và Vũ khúc đồng độ ở Sửu hoặc ở Mùi, cung đối diện Vô chính diệu, cung tam phương có hệ “Liêm trinh Phá quân” và hệ “Tử vi Thất sát” hội hợp.

Nhóm tinh hệ này có tính chất cực kỳ mạnh mẽ, ham muốn dục vọng quyền lực rất nặng, hệ “Vũ khúc Tham lang” chỉ không mạnh bằng “Tử vi Thất sát” và “Liêm trinh Phá quân” ở hai cung tam phương.

Muốn luận đoán đặc tính của hệ “Vũ khúc Tham lang” ở hai cung Sửu hoặc Mùi, cần phân biệt chúng thuộc loại “dục vọng” hay “tham vọng”.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” là tinh hệ có nhân sinh quan rất tích cực mà có tiết chế. “Dục vọng” thì ai cũng có, vì không gây tổn thương, họa hại cho người khác, nên có thể nói “dục vọng” trở thành lực đốc thúc cơ bản của người đời, có khác với “tham vọng”. “Tham vọng” thì thường “tổn nhân lợi kỷ” (bớt của người để lợi cho mình). Ví dụ như mẫu người chính khách khi có “tham vọng”, nhiều lúc có thể hy sinh lợi ích của xã hội, còn đối với thương nhân khi có “tham vọng”, thì có thể lũng loạn thị trường, khiến cho người tiêu dùng bị thiệt hại.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” có Hỏa tinh, đây là chính cách “Hỏa Tham”. Tổ hợp này không đại biểu cho “tham vọng”, mà chỉ thuộc loại “dục vọng”. Bởi với cái mà chúng có được chỉ là “tiền bất ngờ”, “tiền bất ngờ” khác với “hoạch tài”, “hoạch tài” là lợi ích có được một cách bất ngờ vốn hợp với quy phạm đạo đức, nên căn bản không dính dáng gì tới “tham vọng”.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” cần phải có sao Lộc mới thành kết cấu tốt, cách “Hỏa Tham, “Linh Tham” cũng cần Tham lang Hóa Lộc, chủ về có tiền của bất ngờ và dồi dào, do đó ưa Vũ khúc Hóa Lộc hoặc Tham lang Hóa Lộc, trong đó trường hợp Tham lang Hóa Lộc là “dục vọng” khá mạnh.

Nếu hội Liêm trinh Hóa Lộc, chủ về kiếm được tiền một cách thuận lợi, không liên quan đến “dục vọng”, nhưng khi Phá quân Hóa Lộc thì không những mệnh cách thuộc loại “dục vọng”, mà còn biến thành “tham vọng”.

Phá quân Hóa Lộc không ưa gặp Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp. Nếu gặp bốn sát tinh này, đồng thời có Hóa Lộc đồng độ với hệ “Liêm trinh Phá quân”, hoặc đồng độ với hệ “Vũ khúc Tham lang” của cung mệnh, thì đều biến thành tính chất “tham vọng”, mà không đơn thuần chỉ là tính chất “dục vọng”.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” không ưa Hóa Kị hội hợp, cho nên khi Tham lang Hóa Kị, Vũ khúc Hóa Kị, Liêm trinh Hóa Kị, đều là nhân tố chủ yếu cấu tạo mệnh cách thành tính “tham vọng”.

Tham lang Hóa Kị không ưa có Hỏa tinh Linh tinh, nếu gặp thì có tính “tham vọng”. Tham lang Hóa Kị đồng độ với Kình dương cũng chủ về tính “tham vọng”. Nếu Kình dương lại có Linh tinh cùng bay đến, thì tính “tham vọng” càng lớn (phép phối sao “Hỏa tinh Kình dương” hợp lực thành tính rất thích cạnh tranh).

Khi Vũ khúc Hóa Kị thì Tử vi đồng thời Hóa Quyền, nếu Vũ khúc không có Phụ diệu cát và Tá diệu cát nâng đỡ, mà có sao Không đồng độ, thì đây thuộc loại “chí lớn mà tài không đủ”, “ưa lộng quyền mà không có thực tài”, “giả uy không có thực quyền”, thảy đều là tính chất “tham vọng” mà thôi.

Hệ “Liêm trinh Phá quân” khi Liêm trinh Hóa Kị, nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Thiên hư, Âm sát, đây là mô hình loại người “khuất chí để cầu tài”, nhưng nội tâm thường mặc cảm tự ti, hay buồn rầu lo lắng, thường vì vậy mà tính chất “tham vọng” càng lớn.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” có Hóa Quyền mà không có Hóa Lộc, cũng là kết cấu cơ bản của tính chất “tham vọng”. Khi Tham lang Hóa Quyền thì Vũ khúc ắt Hóa Lộc, do đó trở thành tính chất “dục vọng”. Nếu Vũ khúc Hóa Quyền là tính chất “tham vọng”, gặp Sát tinh cùng bay đến thì càng đúng. Cho nên hệ “Vũ khúc Tham lang” mà thành cách “Hỏa Tham” có Vũ khúc Hóa Quyền, tuy có thể được tiền bất ngờ mà chưa chắc thỏa mãn được nguyện vọng. Đây là điều cổ nhân thường nói “lòng tham vô đáy”.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” có tính chất “tham vọng”, nên gặp Văn xương, Văn khúc, Thiên tài, Long trì, Phượng các, thì mới tương xứng, tính chất “tham vọng” của chúng sẽ có cơ sở bắt nguồn từ thực tế, nếu không, chỉ làm tăng tham vọng thêm hư ảo, không thiết thực mà gây buồn phiền.

Cung hạn “Thái dương Cự môn” đồng độ, hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “dục vọng” ưa đến, khi Thái dương Hóa Kị gây bất lợi cho cha nhưng vẫn chủ về vận hưng thịnh, được hưng thịnh là do được cha hoặc người trên trọng dụng, dừu dắt từng bước đi đến thành tựu. Cho nên vận hạn này rất ưa có Thiên khôi, Thiên việt, hoặc lưu Khôi lưu Việt bay đến.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng” đến cung hạn “Thái dương Cự môn”, ắt có nhiều “biến động thay đổi”, nhưng biến động thay đổi này thường mất công vô ích, chỉ làm tăng gian khổ, là niên hạn gặp tranh giành tranh chấp. Nếu Cự môn nguyên cục Hóa Quyền hay Hóa Lộc, vận trình này càng nhiều bất ổn.

Ở lưu niên, bất kể hệ “Vũ khúc Tham lang” có tính “tham vọng” hay có tính “dục vọng”, cũng đều ưa được Cát hóa và có Cát tinh hội hợp, mà không ưa các gặp các sao Sát Kị Hình Hao tụ tập. Đây cũng là nguyên tắc thông thường.

Cung hạn Thiên tướng độc tọa, hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “dục vọng” không ưa đến. Trừ trường hợp đặc biệt có lực của Cát hóa và các Cát tinh hội hợp nâng đỡ, nếu không sẽ là vận trình bị đình trệ. Khi Thiên tướng thuộc cách “Hình kị giáp ấn”, mệnh cách “dục vọng” mà đến, chủ về tính tình chuyển hóa thành “thờ ơ và tiêu cực”, kiểu “thờ ơ và tiêu cực” này lại thường là cơ sở để hậu vận được phát đạt, cho dù Thiên tướng thuộc loại “Tài ấm giáp ấn”, thì loại mệnh cách “dục vọng” này đến, cũng chỉ lợi về phòng thủ mà thôi. Trong đại vận hay niên hạn này, những ý niệm bất mãn về hiện trạng, cũng như có ý mưu toan thay đổi cảnh ngộ, chỉ mang lại kết quả thêm rắc rối thị phi.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng” cũng không ưa đến cung hạn Thiên tướng bị cách “Hình kị giáp ấn”, chủ về chuốc tai họa. Nếu lại có các sao đào hoa trùng trùng, lại chủ về cờ bạc, đầu cơ hoặc nữ sắc mà gây ra họa. Cung hạn Thiên tướng được cách “Tài ấm giáp ấn”, thì mệnh cách “tham vọng” cũng không nên sinh lòng thay đổi, nếu thay đổi, sẽ phụ lòng người quan tâm ủng hộ và đề bạt mình.

Cung hạn “Thiên cơ Thiên lương” đồng độ, hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “dục vọng” đến, chủ về gặp nhiều cơ hội, ắt có được thuận lợi, thừa thời cơ mà hưng phát. Còn hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng” đến, thì lại chủ về gặp nhiều bất ổn. Cung hạn này rất ưa Thiên cơ Hóa Lộc hay Hóa Quyền, mà không ưa Thiên lương Hóa Lộc hay Hóa Khoa, khi Thiên lương được Cát hóa, phần nhiều chỉ mang lại sự quấy rối, trắc trở, khiến ảnh hưởng đến hậu vận . Hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng” cũng không ưa Thiên lương Hóa Lộc hay Hóa Khoa, chủ về vất vả, trắc trở càng lớn, lại thêm cái sở đắc thường thường chỉ là hư danh. Đối với lưu niên thì không có những tính chất như đã thuật này, nhưng cũng không nên nghe theo lời khuyên của người, mà thay đổi hay cải cách sự nghiệp. Nếu cung hạn có sao Sát Hình tụ tập, mà Thiên lương Hóa Lộc, mệnh cách “tham vọng” đến, thường sẽ vì tiền mà phải trải qua nhiều cơn sóng gió.

Cung hạn “Tử vi Thất sát” đồng độ, nếu sao quyền lực quá nặng, hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng” không nên đến, chủ về bị trắc trở nghiêm trọng. Nhưng hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “dục vọng” thì ưa đến, chủ về vận hạn đạt được sở nguyện. Cung hạn này ưa có Lộc tồn đồng độ hoặc hội chiếu, nếu không gặp Sát tinh, dù là loại mệnh cách “tham vọng” có đến, cũng là vận thế đột nhiên hưng phát. Ở lưu niên cũng vậy.

Nếu cung hạn “Tử vi Thất sat” có các sao Sát Kị Hình tụ tập, hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng” đến, nhất thiết không được lộng quyền, vì lộng quyền sẽ không làm tròn chức trách, mà dẫn đến thị phi cực lớn. Hệ “Tử vi Thất sát” ở Tị, thường ứng vào năm Dậu hay năm Sửu, còn hệ “Tử vi Thất sát” ở Hợi, thường ứng vào năm Mão hay năm Mùi.

Cung hạn “Liêm trinh Phá quân” đồng độ, là đại vận hoặc lưu niên, mà hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “dục vọng” ưa đến, nếu cung hạn lại có thêm Cát tinh, thì càng thêm có lợi cho dù là lưu niên cũng không có hại, sự nghiệp thăng tiến đột ngột. Đối với mệnh cách “tham vọng” đến, trừ khi tam phương tứ chính toàn là Cát tinh và được Cát hóa, không có các sao Sát Kị xung phá, mới chủ về thuận lợi như ý, nếu không, ắt chủ về sự việc đang cầu toàn thì nảy sinh khiếm khuyết, muốn tiến thì thành lùi, đang vui lại hóa ra buồn.

Cung hạn “Liêm trinh Phá quân” đối với hệ “Vũ khúc Tham lang” mà nói, thường là năm quan hệ nhân tế thay đổi rất nhanh, cho nên nhất thiết không được vì “tham vọng” mà hy sinh lợi ích của bạn bè hay người khác, nếu không, sẽ vì vậy mà phá tán, thất bại. Cần xem các tổ hợp sao hậu vận để định phương cách vận dụng đạo “xu cát tị hung”.

Cung hạn Thiên phủ độc tọa, chỉ cần không phải là “kho lộ”, “kho trống”, hệ “Vũ khúc Tham lang” có tính chất “tham vọng” hay “dục vọng” cũng đều ưa đến, bất kể là lưu niên hay đại vận, đều chủ về thuận lợi toại ý, nhưng không phát lên một cách đột ngột. Vì vậy mà mệnh cách “tham vọng” thường dễ bất mãn với hiện trạng, muốn tìm cách đột phá. Lúc này cần xem tới cung an Thiên tướng, nếu có Sát tinh đồng độ với Thiên tướng, thì không nên vọng động, gặp Hung tinh thì thiếu trợ lực, vì vậy mà phạm sai lầm.

Thiên phủ là “kho lộ”, “kho trống”, là vận trình thất bại lớn của hệ “Vũ khúc Tham lang” thuộc loại “tham vọng”, bất kể là đại vận hay lưu niên đều như vậy. Lúc này cần phải phòng thủ, mà không thể mưu toan tạo dựng cái mới, rất cần thái độ sống chân thành đối với mọi người, mới có thể tránh được thất bại. Không ai chết vì pháp luật, mà thường chết vì “đường ăn lẽ ở”.

Cung hạn “Thiên đồng Thái âm” đồng độ, ở lưu niên thường ưu hơn ở đại vận. Nếu cung hạn này có Cát tinh và được Cát hóa, là năm hệ “Vũ khúc Tham lang” ưa đến. Nếu cung hạn gặp sao hóa thành sao Kị, mệnh cách “dục vọng” đến sẽ chủ về trắc trở, mọi việc đều trái với nguyện vọng. Loại mệnh cách “tham vọng” đến, thì càng dễ bị xu thế biến động thay đổi của xã hội dẫn dụ, khiến đầu tư bị tổn thất.

Ở đại vận, tính chất còn nghiêm trọng hơn nhiều. Dù cung hạn có Cát tinh, cũng không nên quá ham muốn an nhàn. Loại mệnh cách “tham vọng” đến, càng phải đề phòng vì thú vui, những sở thích cá nhân, mà ảnh hưởng đến sự nghiệp. Khi cung hạn có các sao Sát Kị, còn chủ về tổn thất nghiêm trọng, rất cần hành sự cẩn thận, ở vào tình cảnh này, nên trợ giúp người khác hoặc lùi một bước làm thuê cho người khác, hoặc làm “phó” giúp việc cho “trưởng”, không nên tự sáng lập sự nghiệp để bảo tồn thực lực.

Đơn cử ví dụ: hệ “Vũ khúc Tham lang” ở cung Sự nghiệp.

Cung mệnh là hệ “Liêm trinh Phá quân” ở Dậu, người sinh năm Đinh, có Thiên việt ở Hợi gặp Đà la hội chiếu; cung Sự nghiệp là “Vũ khúc Tham lang” ở Sửu, bị Kình dương Đà la cùng chiếu xạ, không có Cát hóa, cũng không có sao Cát hữu lực, cho nên “quan cách” thuộc loại “tham vọng”.
Lúc này, cung Sự nghiệp của đại vận là Thiên tướng được cách “Tài ấm giáp ấn”, lại được lưu Lộc ở cung đối diện, nên có thể giữ ổn định. Nguyên cục “Liêm trinh Phá quân” có “mệnh cách” thuộc loại “tư lợi”, trong khi “quan cách” thuộc loại “tham vọng”, thế là mệnh tạo đã lợi dụng quan hệ của Cty để làm ăn riêng, lúc đầu coi như thuận lợi (ứng nghiệm của cách “Tài ấm giáp ấn”).
Đến năm Giáp Tý, cung mệnh của lưu niên là hệ “Thiên đồng Thái âm”, hội Thái dương Hóa Kị và Cự môn Hóa Kị, cung Sự nghiệp là hệ “Thiên cơ Thiên lương” cũng hội Thái dương Hóa Kị và Cự môn Hóa Kị, mà Hóa Kị bị lưu Kình lưu Đà của lưu niên giáp cung, thêm vào đó là Thiên hình ở cung Sự nghiệp, gây bất mãn ở nơi làm việc, bị đuổi việc mà còn bị kiện cáo, cảnh ngộ thật là khốn khổ (Chú: Thái dương ở đại vận Hóa Quyền, ở lưu niên thì Thái dương Hóa Kị. Đây là ứng nghiệm lạm quyền mà chuốc kị).

Tham lang độc tọa ở Dần Thân

Tham lang độc tọa ở Dần hoặc ở Thân, cung đối diện có Liêm trinh độc tọa, cung tam hợp là Phá quân độc tọa và Thất sát độc tọa.

Tính chất của Tham lang ở Dần hoặc ở Thân trái ngược nhau, thông thường Tham lang ở Dần chủ về hưng phát lúc còn trẻ, đến trung niên hay vãn niên thường chủ về phá tán, thất bại. Tham lang ở Thân thì gặp bất lợi khi còn trẻ, nhưng đến trung niên thì phát đạt, nhưng sau khi phát đạt cũng cần phải đề phòng phá tán, thất bại. Tức là nói, Tham lang ở Dần chủ về phát sớm phá sớm, Tham lang ở Thân chủ về phát chậm phá chậm.

Tuy nói “phát” và “phá”, nhưng có thể vận dụng đạo “xu cát tị hung”, bản thân chúng cũng có mức độ khác nhau. Vì vậy cần nghiên cứu và thảo luận kỹ lương thêm về tính chất của Tham lang ở Dần và ở Thân.

Tham lang ở Dần hoặc ở Thân thuần túy chủ về “dục vọng”, nhưng ở Dần thì có khuynh hướng “sắc dục” (hay tình cảm), còn ở Thân có khuynh hướng “vật dục” (ham muốn vật chất), đây thuộc về tính chất cơ bản.

Tham lang thuộc loại “vật dục” mạnh, đời người có lực đốc thúc đấu chí rất mạnh. Tham lang thuộc loại “sắc dục” mạnh, chủ về nhuyễn hóa thành giao tế thù tạc trong sự nghiệp, hoặc theo những ngành nghề có tính chất “thanh sắc”, nên cũng không phải là xấu.

Khi Tham lang Hóa Lộc, chưa thể kết luận trực tiếp thuộc về “tình cảm” hay thuộc về “vật chất”, xem các sao hội hợp để định. Có Đà la đồng cung sẽ tăng khuynh hướng “tình cảm”, nên mới có cách “Phong lưu thái trượng”. Có Hỏa tinh đồng cung, sẽ làm tăng khuynh hướng “vật chất”, nên mới có cách “Hỏa Tham”.

Văn xương, Văn khúc, Long trì, Phượng các, và các sao đào hoa đều làm tăng khuynh hướng “tình cảm”; Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật và Hóa Quyền, thì có khuynh hướng làm tăng “vật chất” cũng như “vật dục”. Tổ hợp tinh hệ này, Tham lang không có Hóa Khoa, là do cổ nhân có thâm ý. Cho nên, Tham lang cũng không nên đến các cung hạn có sao Hóa Khoa, nếu đến, chủ về vì xuất đầu lộ diện mà chuốc lấy thất bại, hoặc xảy ra sự kiện mất danh sự mà thành “nổi tiếng”. Đây cũng là nguyên tắc thông thường khi luận đoán mà thôi. Nói một cách cụ thể hơn, nếu Tham lang đến cung hạn có Văn khúc Hóa Khoa, chủ về vì sắc mà bị tổn thất, đến cung hạn “Tử vi Thiên tướng” mà Tử vi Hóa Khoa lại có lưu Hóa Khoa xung khởi, thì càng không nên xuất đầu lộ diện, nếu không, ắt sẽ chuốc thất bại, danh dự phải chịu nhục không đúng với bản chất của mệnh tạo.

Tham lang đồng độ với sao Không hoặc Hóa Kị, thông thường chủ về giảm bớt “dục vọng” của nó, hoặc lợi về nhuyễn hóa “dục vọng”, để biết nhu cầu nào là cần thiết trước mắt, mà hình thành kế hoạch trình tự trước sau. Có điều, cần phải có Cát tinh hội hợp, thì mới đủ lực để nhuyễn hóa.

Phá quân hóa làm sao Quyền chủ về làm tăng khuynh hướng “vật dục”. Lúc Phá quân Hóa Quyền thì Tham lang cũng sẽ Hóa Kị, đây là điềm tượng đời người cố gắng phấn đấu, nên khuynh hướng “vật dục” thường mạnh hơn khuynh hướng “sắc dục”.

Cung hạn “Thiên cơ Cự môn” đồng độ, thông thường Tham lang không nên đến. Chỉ khi nào Cự môn Hóa Lộc, gặp Cát tinh thì mới có lợi, nhưng họa phúc vẫn khó lường, vận tuy thấy cát nhưng vẫn tiềm ẩn hung họa, phải xem xét kỹ hậu vận để nắm bắt được tiên cơ mà vận dụng đạo “xu cát tị hung”.

Tham lang thiên nặng về “vật dục”, khi đi đến niên hạn “Thiên cơ Cự môn”, cần phải thận trọng thủ thành. Nếu gặp các sao Sát Kị, đặc biệt không được rơi vào lưới tình, nếu không sự nghiệp sẽ lung lay nền tảng.

Cung hạn “Tử vi Thiên tướng” đồng độ, lợi cho Tham lang thiên nặng về “tình cảm” đến, mà bất lợi cho Tham lang thiên nặng về “vật dục” đến. Thông thường, trường hợp mệnh cách “tình cảm” chủ về hưng phát, còn trường hợp mệnh cách “vật dục” thường tự mình chủ động gây ra trở ngại xui xẻo.

Hệ “Tử vi Thiên tướng” đồng độ, nếu Thiên tướng bị cách “Hình kị giáp ấn”, lại không có cách “Bách quan triều củng”, hoặc còn có lưu Sát, Hóa Kị xung hội, loại Tham lang thiên nặng về “tình cảm” đến cung hạn này, nếu quyến luyến chuyện trăng gió, ắt sự nghiệp sẽ bị phá tán, thất bại. Còn loại Tham lang thiên nặng về “vật dục” đến cung hạn này, nếu không cân nhắc xem xét kỹ tình thế khách quan, mà cứ mưu toan phát triển, sẽ gây ra thị phi oán trách.

Thông thường, Tham lang đến cung hạn “Tử vi Thiên tướng”, không nên mưu toan tiến thủ quá đáng, và cũng không nên chìm đắm trong thú vui sở thích cá nhân.

Cung hạn Thiên lương độc tọa, khá bất lợi đối với loại Tham lang thiên nặng về “tình cảm’ đến, ngoại trừ trường hợp có thể dùng hành động hậu thiên để nhuyễn hóa tính chất (tính chất gì ? kiểm !), nếu không sẽ gặp tai nạn hoặc bị trở ngại xui xẻo. Nhất là lúc Thái âm Hóa Kị, hoặc Thiên cơ Hóa Kị hội chiếu, còn cần phải đề phòng sự cố trong các mối quan hệ công việc (lúc này cần phải xem xét kỹ cung Huynh đệ và cung Giao hữu, có lúc cũng cần phải xem thêm cung Tử nữ).

Tham lang thiên nặng về “vật dục” mà đến cung hạn Thiên lương độc tọa, nếu gặp Sát tinh, chủ về đường đời gặp nhiều hiểm trở, gập gềnh, phải đợi đến lưu niên cát lợi mới có thể mưu toan tiến thủ.

Cung hạn Thất sát độc tọa, là vận hạn mang tính tiến thủ mà Tham lang thiên nặng “vật dục” ưa đến. Nếu Thất sát còn được Cát hóa và có Cát tinh, chủ về trong 10 năm cục diện sẽ thay đổi hoàn toàn theo hướng tốt.

Tham lang thiên nặng “tình cảm” mà đến cung hạn Thất sát độc tọa, thì không phải là vận tốt, nếu được Cát hóa và có Cát tinh, cũng chỉ chủ về thuận lợi toạn ý, không được đùng đùng sửa đổi loạn xạ một cách đột ngột. Dù ở lưu niên, tam phương tứ chính cũng phải thuần Cát tinh, thì mới có thể mưu toan thay đổi.

Cung hạn Liêm trinh độc tọa, có tính chất đào hoa, Tham lang thiên nặng “sắc dục” đến, đại vận hoặc lưu niên này là cực kỳ bất lợi, thường vì theo đuổi sắc tình mà dẫn đến bại hoại thất bại. Dù ở lưu niên cũng không thích hợp với Tham lang thiên nặng “tình cảm”, nhưng tính chất khuynh bại sẽ nhẹ hơn.

Ở lưu niên ưa Liêm trinh Hóa Lộc, xung hội Tham lang Hóa Lộc, hoặc Liêm trinh có sao Lộc trùng điệp, hay Tham lang có sao Lộc trùng điệp, đây là vận thế tiền tài và chuyện vui đến liên tiếp. Nếu trong thời kỳ này có thể nỗ lực, thì không những chỉ giới hạn trong năm đó. Tham lang thiên nặng về “vật dục” mà đến cung hạn này thì càng đúng.

Cung hạn Phá quân độc tọa, là đại vận hoặc lưu niên Tham lang thiên nặng “vật dục” ưa đến, dù không được Cát hóa và có các Cát tinh, cũng vẫn có thể thay đổi hoàn cảnh. Nhưng Tham lang thiên nặng “tình cảm” mà đến thì gặp bất lợi, thường vì ỷ vào người khác mà bị tổn thất hay gặp trắc trở. Cung hạn Phá quân độc tọa mà gặp các sao Sát Kị, ở lưu niên lại chủ về có quan hệ yêu đương với người đã có gia thất, nếu không cuộc đời sẽ có biến động, thay đổi quan trọng.

Phá quân Hóa Lộc ở đại vận, chủ về sự nghiệp có chuyển biến quan trọng theo hướng tốt, cho nên Tham lang thiên nặng “vật dục” ưa đến.

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, Thiên đồng hóa Cát lại gặp Cát tinh, là vận thế đắc ý của Tham lang thiên nặng “vật dục”, thường tạo dựng sự nghiệp trong vận thế này. Dù ở lưu niên cũng là vận tốt. Tham lang thiên nặng “tình cảm” đến, dù gặp Cát tinh cũng không được thuần cát lợi, cần đề phòng vì say sưa đắc ý mà phá tán thất bại, ở lưu niên thì tính chất này nhẹ hơn.

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, nếu có các sao Sát Kị Hình tụ tập, nhất là không có lưu Đà đồng độ với Thiên đồng, thì Tham lang thiên nặng “vật dục” phải trải qua phá tán thất bại trước, rồi mới hưng phát. Đối với Tham lang thiên nặng “tình cảm” dễ vì thích sống an nhàn, ngại va chạm mà chuốc phá tán thất bại.

Cung hạn “Vũ khúc Thiên phủ” đồng độ, nếu có sao Lộc, là vận thế cát lợi của Tham lang thiên nặng “vật dục”, đối với Tham lang thiên nặng “tình cảm” lại chủ về xảy ra sóng gió trắc trở trong hôn nhân, vì vậy mà ảnh hưởng đến sự nghiệp.

Nếu cung hạn “Vũ khúc Thiên phủ” có các sao Sát Kị Hình đồng cung, đối với Tham lang thiên nặng “vật dục”, chủ về vì tiền tài gây ra thị phi. Tham lang thiên nặng “tình cảm”, chủ về tình mà chuốc họa. Ở lưu niên cũng có tính chất này, không thể không cẩn thận đề phòng.

Cung hạn “Thái âm Thái dương” đồng độ, bản thân tính chất hai sao này đã không hợp nhau (không hợp ở góc độ nào ?). Tham lang thiên nặng “vật dục” đến đại vận hoặc lưu niên này, chủ về gặp trắc trở, đối với Tham lang thiên nặng “tình cảm” mà đến thì có lợi hơn, vì không gặp sóng gió trắc trở xảy ra.

Cung hạn “Thái âm Thái dương” khi Thái âm Hóa Kị, hoặc Thái dương Hóa Kị, đối với Tham lang thiên nặng “tình cảm” mà đến thì lại bất lợi, ắt sẽ bị đả kích nghiêm trọng. Nhất là đối với nữ mệnh phải đề phòng thất thân với người xấu ở vận hạn này. Cung hạn “Thái âm Thái dương” nếu có Cát hóa và các Cát tinh hội hợp, Tham lang thuộc tính chất nào cũng là vận tốt, riêng đối với Tham lang thiên nặng “tình cảm” thì có nhiều lợi thế hơn, chủ về hưởng thụ an nhàn, còn Tham lang thiên nặng “vật dục” chủ về bôn ba.

Đơn cử ví dụ: Tham lang ở cung Phu thê.

Cung mệnh là hệ “Tử vi Thiên tướng” ở Tuất, người sinh năm Bính có Kình Đà hội chiếu mệnh viên. Phu thê ở Thân địa, cung đối diện có Liêm trinh Hóa Kị, hơi có tính chất dào hoa nhưng không nặng.

Căn cứ vào tính chất của tinh hệ Tham lang ở cung Phu thê của đại vận là Thiên lương ở Hợi, có Cự môn hóa thành sao Lộc (cát hóa), Thái dương Hóa Quyền, lại hội với Thiên đồng nguyên cục Hóa Lộc. Hơn nữa, cát hóa ở cung Thê này lại tương đồng với ở cung Mệnh.

Cho nên, vào đại vận thì kết hôn, sau khi kết hôn vợ chồng cùng làm ăn lập nên sự nghiệp. Giai đoạn kết hợp này, sắc thái “vật dục” nặng hơn sắc thái “tình cảm”. Cảnh ngộ này có liên quan với tính chất “Tử vi Thiên tướng” ở cung mệnh nguyên cục.

Tử vi đẩu số: Tham Lang ở các cung vị - Phần 2


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2278 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây